Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng...

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành Quyết định 3465/QĐ-BYT 2024 phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu

Theo Bộ Y tế kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Năm 2011, Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy chủ đề về tình trạng kháng thuốc toàn cầu: "Không hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa" và kêu gọi các quốc gia phải có kế hoạch kịp thời để đối phó với tình trạng kháng thuốc.

Kháng thuốc đang đưa thành tựu của y học hiện đại vào nguy cơ. Việc ghép mô, bộ phận cơ thể người, hóa trị và phẫu thuật, trở nên nguy hiểm hơn nhiều nếu không có thuốc kháng sinh hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng. Kháng thuốc đang đe dọa những thành quả mà thế giới đã đạt được trong các lĩnh vực chống lao, sốt rét, HIV và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục trong những năm qua...

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Theo Bộ Y tế hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các Bộ, Ngành, địa phương và toàn thể xã hội.

Trước tình hình trên, việc xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc cho giai đoạn 2022 - 2030 là cần thiết để tăng cường sự chủ động tham gia và phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trong lĩnh vực sức khỏe con người, thú y, môi trường và công thương.

Ngày 25/09/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh hợp lý và có trách nhiệm ở người, động vật và thực vật.

Chiến lược ban hành chính là sự cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc, tăng cường sự chủ động tham gia và phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trong lĩnh vực sức khỏe con người, thú y, môi trường.

Chiến lược đặt ra bốn mục tiêu cụ thể, gồm:

- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc;
- Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật;
- Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm;
- Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc là thể hiện nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác quốc tế khác nhằm chống lại sự gia tăng của tình trạng kháng thuốc.

Nỗ lực làm chậm sự tiến triển kháng thuốc

Trên cơ sở Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Y tế xây dựng "Kế hoạch hành động Phòng chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025".

Kế hoạch này nhằm làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Theo đó chiến lược đặt ra mục tiêu: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, nhân viên thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc với chỉ tiêu 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023 - 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và được cấp ngân sách để triển khai thực hiện;

Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, bà mẹ đạt ít nhất là 50% và ở nhân viên y tế đạt ít nhất là 60%.

Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật. Trong đó, chiến lược đề ra chỉ tiêu 50% số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và tại mỗi tỉnh, thành phố ít nhất 01 bệnh viện tham gia; nâng cao năng lực cho 03 phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về kháng thuốc và triển khai giám sát kháng thuốc của các vi sinh vật trong cộng đồng vào năm 2025;

Ít nhất 90% cán bộ tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc.

Chiến lược đề ra mục tiêu giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm, trong đó tỷ lệ các bệnh viện thiết lập chỉ tiêu và triển khai kế hoạch kiểm soát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh viện;

Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện kỹ thuật vi sinh đề chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc tại bệnh viện trực thuộc các Bộ, bệnh viện tỉnh, thành phố đạt 40%; các bệnh viện quận, huyện đạt 15%.

Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện việc triển khai giám sát chủ động nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và triển khai các can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn này: đạt ít nhất 50% các bệnh viện trực thuộc các Bộ, bệnh viện tỉnh, thành phố, đạt ít nhất 20% các bệnh viện quận, huyện...

Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực và đóng góp cho công cuộc phòng, chống kháng thuốc chung trên toàn thế giới.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Thời gian qua, nhiều trường hợp do ăn nhầm lá hoa thủy tiên, hoa chuông, cây, hoa quả rừng không rõ nguồn gốc dẫn đến bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn các loài cây dại, quả rừng khi không biết rõ nguồn gốc.

Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12): Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Thời gian qua, ngành y tế đã chú trọng triển khai hoạt động khám sàng lọc khuyết tật, tư vấn trong cộng đồng, giúp người khuyết tật tiếp cận sớm các dịch vụ kỹ thuật điều trị, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12): Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) nhiều hoạt động được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về đại dịch AIDS do lây nhiễm HIV, kêu gọi sự chung tay phòng, chống HIV/AIDS tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw