Việt Nam hỗ trợ Brunei quảng bá hình ảnh đất nước, con người

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 9/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và Học viện Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp ra mắt trang web ảnh về Brunei với tên miền Bruneicharm.com.

Trang web thông tin về Brunei do sinh viên Học viện Ngoại giao thiết kế Bruneicharm.com. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei/TTXVN phát
Trang web thông tin về Brunei do sinh viên Học viện Ngoại giao thiết kế Bruneicharm.com. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei/TTXVN phát

Trang web bao gồm nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, con người Brunei cũng như khắc họa nhiều nét đẹp văn hóa cũng như vai trò của giao lưu văn hóa trong quan hệ song phương Việt Nam - Brunei.

Trang web là kênh thông tin hữu ích, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, công nghệ thông tin, vốn đang tạo động lực cho nhiều lĩnh vực hợp tác song phương giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó có Brunei.

Qua trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei, một số cơ quan, đối tác tại Brunei đặt kỳ vọng vào hiệu quả của các công nghệ và ứng dụng số trong việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân trong thời gian tới.

Bà Salinah Binti Haji Mohd Salleh, Vụ trưởng Vụ Phát triển Du lịch, Bộ Tài nguyên và Du lịch Brunei chia sẻ kế hoạch đẩy mạnh các ứng dụng du lịch số và hợp tác với một số cá nhân có ảnh hưởng trên mạng xã hội từ các nước, trong đó có Việt Nam, để quảng bá du lịch Brunei trong năm 2025. Theo bà, công nghệ số đang phát huy hiệu quả trong hoạt động quảng bá đất nước, con người Việt Nam tới các đối tác Brunei và tăng cường hiểu biết, chia sẻ thông tin giữa người dân hai nước.

Ý tưởng về ra mắt trang web ảnh về Brunei xuất phát từ chương trình hợp tác nhận thực tập sinh giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và Học viện Ngoại giao. Trong quá trình đó, nhóm sinh viên thực tập đã tích cực biên soạn, thiết kế nhiều sản phẩm truyền thông số, các ấn phẩm và video quảng bá về Việt Nam để sử dụng tại địa bàn Brunei, đồng thời tích cực triển khai Sáng kiến xây dựng trang web ảnh về Brunei với các ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh nhằm cung cấp thông tin và kiến thức về đất nước, con người và các nét văn hóa độc đáo của đất nước Brunei.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thìn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, sáng kiến thể hiện sự chủ động, sáng tạo của sinh viên Học viện trong ứng dụng truyền thông số nhằm góp phần quảng bá, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế. Bà cho rằng, trong thời gian tới, Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao sẽ đẩy mạnh hợp tác, kết nối với các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo sinh viên, đồng thời góp phần làm cầu nối giao lưu, kết nối thanh niên và sinh viên với các nước.

Sự kiện Ngày Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam do Đại sứ quán tổ chức tại Đại học Quốc gia Brunei (10/2024) với sự tham dự của các sinh viên Brunei theo học tiếng Việt. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei/TTXVN phát
Sự kiện Ngày Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam do Đại sứ quán tổ chức tại Đại học Quốc gia Brunei (10/2024) với sự tham dự của các sinh viên Brunei theo học tiếng Việt. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei/TTXVN phát

Chia sẻ cảm nghĩ về sáng kiến, bạn Đặng Lê Xuân Mai, trưởng nhóm sinh viên thực tập, bày tỏ ấn tượng sâu sắc về vai trò của hoạt động trao đổi, hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân đối với quan hệ hữu nghị và hợp tác bền vững giữa Việt Nam và các nước đối tác, trong đó có Brunei. Sáng kiến xây dựng trang web ảnh về Brunei là hoạt động cụ thể của nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phát huy tính năng động, sáng tạo và ứng dụng công nghệ số để chia sẻ thông tin, kiến thức về đất nước và văn hóa Brunei, qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị, hợp tác giữa thanh niên và người dân hai quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Ở thôn Tả Phìn, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, Nghệ nhân dân gian Sùng A Hòa được biết đến là người thổi khèn hay, múa khèn đẹp và là người luôn sẵn sàng truyền dạy những điệu khèn cho các chàng trai người Mông, bởi anh am hiểu nét văn hóa truyền thống, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của đồng bào quê anh.

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Đưa nghệ thuật thị giác Việt Nam vươn xa

Đưa nghệ thuật thị giác Việt Nam vươn xa

Từ những dấu ấn sơ khai trên trống đồng Đông Sơn đến những dự án đương đại, nghệ thuật thị giác (visual art) đã khẳng định sức sống mãnh liệt trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Hòa mình vào làn sóng toàn cầu hóa sau đổi mới, nghệ thuật thị giác mở ra nhiều cơ hội song hành cùng những thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cộng đồng nghệ sĩ để tiếp tục vươn xa, ghi dấu trên bản đồ nghệ thuật quốc tế.

Đầu tư nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Đầu tư nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Sau hơn bảy năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Gìn giữ, lan tỏa văn hóa của người Mông tới cộng đồng

Gìn giữ, lan tỏa văn hóa của người Mông tới cộng đồng

Người Mông là dân tộc yêu thích âm nhạc. Âm nhạc dân gian của họ độc đáo và giàu bản sắc, khó lẫn với âm nhạc dân tộc khác. Nhóm nghệ thuật Hmong Culture do các bạn trẻ thành lập từ tình yêu với văn hóa Mông và họ đã kiên trì nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa tới cộng đồng.

Quảng bá hình ảnh đất nước qua truyền thông di sản

Quảng bá hình ảnh đất nước qua truyền thông di sản

Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các hoạt động truyền thông di sản văn hóa cần phải có tính độc đáo và mang bản sắc riêng. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, di sản văn hóa mỗi quốc gia đều là độc nhất, không giống với bất cứ nơi nào trên thế giới.

Lan tỏa niềm đam mê đọc sách

Lan tỏa niềm đam mê đọc sách

Đọc sách không chỉ để mở rộng kiến thức mà còn là niềm đam mê từ nhỏ của cô học trò người Mông Má Thị Dinh, lớp 6B Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hầu Thào (thị xã Sa Pa). Từ niềm đam mê đó, Má Thị Dinh tích cực “truyền lửa” văn hóa đọc đến các bạn học sinh vùng cao.

fb yt zl tw