Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương, tinh thần đoàn kết quốc tế

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tái khẳng định và củng cố cam kết đối với chủ nghĩa đa phương, khẳng định việc thượng tôn luật pháp quốc tế và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.

Ngày 20/2 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận mở cấp bộ trưởng với chủ đề “Thực hành chủ nghĩa đa phương, cải cách và nâng cao hiệu quả quản trị toàn cầu".

Phiên họp do ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 2/2025) chủ trì, với sự tham dự và phát biểu của nhiều quan chức và đại diện gần 100 nước thành viên Liên hợp quốc.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu tại phiên thảo luận.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc thúc đẩy giải pháp đa phương cho những thách thức toàn cầu hiện nay như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và các mối đe dọa an ninh như xung đột hạt nhân và khủng bố; nhấn mạnh ý nghĩa của các cam kết toàn diện trong “Văn kiện vì Tương lai” (Pact for the Future - được Lãnh đạo Cấp cao 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9/2024) đối với việc củng cố hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững và quản trị toàn cầu.

Hầu hết đại diện các nước phát biểu đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, coi đó là nền tảng vững chắc để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và xây dựng một hệ thống đa phương vững mạnh, có khả năng ứng phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu.

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, bày tỏ quan ngại trước xu hướng gia tăng hành động đơn phương trong quan hệ quốc tế, làm suy yếu hệ thống đa phương vốn là nền tảng cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế trong 8 thập kỷ qua.

Cùng với đông đảo các quốc gia khác, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tái khẳng định và củng cố cam kết đối với chủ nghĩa đa phương, khẳng định việc thượng tôn luật pháp quốc tế và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, chính là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hòa bình, ổn định cho phát triển bền vững và thụ hưởng quyền con người.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần cải cách mạnh mẽ các thể chế đa phương, nâng cao tiếng nói và sự tham gia của các nước đang phát triển nhằm bảo đảm tính đại diện, dân chủ của các thể chế này.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, luôn nỗ lực đóng góp tích cực, thực chất nhằm củng cố các thể chế đa phương toàn cầu và khu vực, đặc biệt là Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Những nỗ lực này phản ánh sâu sắc cam kết của Việt Nam đối với đoàn kết và hợp tác quốc tế, vì lợi ích của người dân Việt Nam và góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn cho tất cả mọi người.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

Bắt đầu từ ngày 6/5/2025, toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được công bố chính thức để lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Dưới đây là các hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013.

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Si Ma Cai (gồm 9 xã và 1 thị trấn) để thành lập 2 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Si Ma Cai và Sín Chéng.

Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. Tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8.

Điện Biên Phủ - vang mãi bài ca chiến thắng

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Điện Biên Phủ - vang mãi bài ca chiến thắng

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến nay đã trải qua hơn 70 năm. Chiến trường bom đạn năm xưa nay bát ngát màu xanh ấm no, song ký ức Điện Biên Phủ, ký ức của 9 năm kháng chiến trường kỳ vẫn ngân vang trong tâm tưởng các thế hệ người Việt Nam. Cảm xúc và niềm tự hào dân tộc không bao giờ nhạt phai.

[Infographic] 5 xã mới của huyện Bảo Thắng sau khi sáp nhập

[Infographic] 5 xã mới của huyện Bảo Thắng sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 14 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bảo Thắng (gồm 11 xã và 3 thị trấn) để thành lập 5 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bảo Thắng, Phong Hải, Xuân Quang, Tằng Loỏng, Gia Phú.

Tuyên bố chung Việt Nam - Sri Lanka

Tuyên bố chung Việt Nam - Sri Lanka

Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayak từ ngày 4-6/5/2025:

fb yt zl tw