Việc tước danh hiệu hoa hậu của Nguyễn Thị Thảo đúng hay sai?

Việc tước danh hiệu hoa hậu đối với người đẹp Nguyễn Thị Thảo sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cuộc thi.

Mới đây, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân toàn cầu 2023 (Miss Business Global) quyết định tước danh hiệu hoa hậu của Nguyễn Thị Thảo vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ.

Đại diện BTC cuộc thi, ông Bezi Đường, cho biết BTC thống nhất thu hồi danh hiệu hoa hậu và vật phẩm đăng quang đối với Nguyễn Thị Thảo vì cô không đủ tư cách, trách nhiệm để đảm nhận danh hiệu và đồng hành cùng BTC.

Sau khi bị ra quyết định tước danh hiệu, người đẹp Nguyễn Thị Thảo cho biết những lý do BTC đưa ra đều không thuyết phục. Đặc biệt "chiếc vương miện hoa hậu từng được giới thiệu có giá trị 3 tỉ đồng nhưng khi mang đi kiểm định, tất cả đều đánh giá là hàng giả".

Người đẹp Nguyễn Thị Thảo (giữa).

Do đó, xét về hành vi đưa thông tin của người đẹp Nguyễn Thị Thảo, nếu không đúng sự thật (nghĩa là chiếc vương miện trị giá 3 tỉ đồng nhưng Nguyễn Thị Thảo thông tin là đồ giả) thì đã ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của BTC và Nguyễn Thị Thảo sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật với phát ngôn của mình.

Đối với việc ra quyết định tước danh hiệu của người đẹp: Theo Điểm đ Điều 4 Nghị định 144/2020 thì tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải.

Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 144/2020 thì các trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện:

a) Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định như sau:

- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội

b) Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.

Do đó, việc tước vương miện của Nguyễn Thị Thảo sẽ do do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cuộc thi, cụ thể ở đây là UBND tỉnh Đăk Nông. Việc tước danh hiệu Hoa Hậu và người có vị trí liền kề, lên thay là đúng với quy định hiện hành.

Theo Báo Người Lao độngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

"Đốt đuốc đi tìm"...

"Đốt đuốc đi tìm"...

Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì trong lúc thế giới điện ảnh vô cùng sôi động thì lại thiếu vắng những người làm phê bình điện ảnh một cách đúng nghĩa. Cùng đó cũng lại ngạc nhiên khi mà trên mạng xã hội người ta bàn tán dữ dội một bộ phim nào đó, nhưng không thấy “nhà phê bình điện ảnh” ở đâu.

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Trong những năm gần đây, công chúng Việt Nam thường xuyên chứng kiến tên tuổi của một số nhà thiết kế đồ họa Việt Nam xuất hiện trong các bộ phim “bom tấn” nước ngoài. Cùng với đó, những sản phẩm văn hóa trong nước sử dụng đồ họa cũng ngày càng phổ biến và mức độ hiện đại rất cao. Tuy nhiên để bắt kịp trình độ phát triển của đồ họa thế giới, chúng ta cần có chiến lược phát triển thông qua 3 trụ cột: Sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

fbytzltw