LCĐT- Từ bao đời nay, hình ảnh cánh diều no gió cùng tiếng sáo vi vu trên nền trời xanh đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ người Việt. Để lưu giữ, lan tỏa các giá trị văn hóa của cánh diều truyền thống, Hội Diều sáo Lào Cai đã thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, truyền đam mê, đưa cộngđồng chơi diều sáo trong tỉnh có bước phát triển chuyên nghiệp, đầu tư bài bản, công phu...
Sáo diều vi vu trước gió.
Hội diều sáo Lào Cai đa phần là những người đam mê tại thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng. Hiện hội có trên 200 thành viên thường xuyên giao lưu. Kỳ nghỉ lễ kéo dài cùng thời tiết thuận lợi là cơ hội để hội viên cùng nhau đưa cánh diều bay cao
Sáo diều bao gồm phần diều và phần sáo. Có những bộ diều sáo lên đến vài chục triệu đồng. Trong ảnh: Một cánh diều dài hơn 6m, là cánh diều lớn thứ 2 ở Lào Cai được anh em trong hội hỗ trợ nhau lắp.
Sáo là bộ phận tách rời khi thả thì lắp vào, không thả thì tháo ra.
Những cánh diều được trang trí nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau.
Diều được thả ở bãi đất rộng, xa khu dân cư, tránh các chướng ngại vật.
Ở điều kiện gió nhẹ, có thể bỏ sáo chỉ thả diều.
Những cánh diều chờ gió để bay lên.
Thường thì khi thả diều cần hai người, một người cầm dây, một người cầm diều, đợi gió đến thì phi diều, ngay sau đó người cầm dây bắt đầu di chuyển (chạy) để diều đón được gió và bắt đầu lên rồi mới từ từ thả thêm dây.
Sáo diều vi vu trước gió. Càng lên cao, gió càng mạnh thì diều càng ổn định hơn, tiếng sáo diều cũng vi vu và vang xa hơn. Chơi diều là thú chơi, bởi ngoài những niềm vui mà nó mang lại trong những ngày hè oi bức còn là những giá trị văn hóa dân tộc đang ẩn chứa nơi những cánh diều, trong những thanh âm của sáo diều.
Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.
Ngày 20/11, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách "Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc" do TS Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.
Mỗi tiết mục là những khoảnh khắc ánh lên sự tự hào về những gì dân tộc đã làm được và niềm tin yêu về một tương lai tươi sáng, về kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.
Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!
Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Theo đại biểu Quốc hội, nên giữ nguyên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, phim ảnh như hiện nay để tiếp tục tạo điều kiện đưa công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.
Tối 16/11, tại Quảng trường thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.
Ngày 16/11, tại xã Y Tý (Bát Xát), UBND huyện Bát Xát công bố, trao giải kết quả cuộc thi sáng tác logo, slogan du lịch Bát Xát và du lịch Y Tý năm 2024.
Ngày 16/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Đông Anh (Hà Nội), Hội Di sản văn hóa Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2024) và 20 năm thành lập Hội (2004 - 2024).
Sau 20 ngày diễn ra sôi nổi, tối 15/11, Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024 đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, đánh dấu thành công của một kỳ liên hoan sôi động, chất lượng.
Sáng 15/11, tại bờ sông Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI/2024 đúng vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer.
Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.