Vì sao tỷ lệ từ chối cấp thị thực du học Australia tăng cao chưa từng có?

Chiến lược di trú mới, tăng điểm bài thi tiếng Anh cũng như yêu cầu chứng minh mục đích du học… là những nguyên nhân dẫn đến việc từ chối cấp thị...

Australia là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế muốn theo học ở một quốc gia nói tiếng Anh. Chính vì thế, thời gian gần đây, sự thay đổi của chính phủ Australia trong việc xử lý hồ sơ thị thực đã gây hoang mang cho các trường đại học và cao đẳng, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như nhiều sinh viên có mong muốn đến học tập tại xứ sở chuột túi.

Nguyên nhân tỷ lệ từ chối visa du học Australia tăng đột biến

Có một số yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ từ chối cấp thị thực du học. Thứ nhất, chính phủ Australia đã thực hiện các chính sách di cư chặt chẽ hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng về nhà ở và đảm bảo uy tín của ngành giáo dục. Do đó, tiêu chí "sinh viên chất lượng" được chú trọng nhiều hơn, yêu cầu ứng viên cung cấp bằng chứng xác thực hơn về mục đích học tập của họ. Ngoài ra, các yêu cầu về trình độ tiếng Anh được thắt chặt, với điểm kiểm tra cao hơn trước kia mới có thể được phê duyệt đơn đăng ký. Hơn nữa, những sinh viên tương lai muốn đăng ký vào các trường đại học "có mức độ rủi ro cao" sẽ phải chịu sự kiểm tra rất nghiêm ngặt. Những biện pháp này đã góp phần làm tăng số lượng đơn xin thị thực du học bị từ chối.

Tỷ lệ từ chối visa du học Australia tăng đột biến.

Thế nào là trường "có mức độ rủi ro" cao hơn?

Bộ Nội vụ Australia đã triển khai hệ thống phân loại ba cấp độ để đánh giá rủi ro liên quan đến các cơ sở giáo dục, tập trung vào việc hủy thị thực và tỷ lệ gian lận cùng các tiêu chí khác. Hệ thống này xếp các trường đại học thành các loại: cấp độ 1 (rủi ro thấp nhất), trong khi cấp độ 2 và 3 có độ rủi ro cao hơn. Hiện tại, có 17 trường đại học được xếp vào cấp độ 2 và 1 trường đại học được xếp vào cấp độ 3. Các ứng viên muốn vào các trường đại học được đánh giá ở mức độ rủi ro cao hơn (2 hoặc 3) được yêu cầu cung cấp bằng chứng bổ sung về mục đích học tập cùng với đơn xin thị thực của họ. Mục đích đằng sau việc tăng cường giám sát này là để đảm bảo những sinh viên xin cấp thị thực phải trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng. Điều này dẫn đến thời gian xử lý kéo dài và làm tăng khả năng từ chối đơn đăng ký.

Nhóm cấp độ 1: Đại học Quốc gia Australia, Canberra, Australian Catholic, Macquarie, Western Sydney, New South Wales, Sydney, Công nghệ Sydney, Bond, Griffith, Công nghệ Queensland, Queensland, Nam Australia, Sunshine Coast, Adelaide, Deakin, Monash, RMIT, Công nghệ Swinburne, Melbourne, Curtin, Murdoch, Notre Dame Australia, Western Australia WA.

Nhóm cấp độ 2: Đại học Charles Sturt, Southern Cross, Wollongong, New England, Newcastle, Charles Darwin, Central Queensland, James Cook, Southern Queensland, Flinders, Torrens, Tasmania, Latrobe, Victoria, Edith Cowan.

Nhóm cấp độ 3: Đại học Liên bang Australia.

Con đường đến với du học tại Australia ngày càng thu hẹp với nhiều sinh viên quốc tế.

Sinh viên quốc gia nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Một số trường đại học tại Australia đang giải quyết những thách thức này bằng cách thực hiện các "biện pháp phòng ngừa". Dự đoán khả năng bị từ chối cấp thị thực, một số trường đang chọn cách rút lại đề nghị tuyển sinh hoặc khuyên sinh viên rút lui ngay từ đầu. Đây là một động thái được thúc đẩy bởi mối lo ngại rằng số lượng lớn thị thực bị từ chối có thể ảnh hưởng đến xếp hạng rủi ro của trường. Giống như bất kỳ hình thức từ chối thị thực nào, việc xin thị thực du học không thành công và việc rút lại đề nghị nhập học của trường đại học có thể ảnh hưởng nặng nề đến sinh viên. Điều này không chỉ có thể dẫn đến tâm lý buồn bã, hoang mang, lo lắng và căng thẳng mà còn có thể gây ra gánh nặng tài chính do mất phí nộp đơn hoặc chi phí kháng cáo lên Tòa phúc thẩm hành chính Australia (AAT).

Những cải cách của Australia được cho là chủ yếu ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh viên từ Ấn Độ, Nepal và Pakistan, những người được coi là có nguy cơ bị từ chối thị thực cao. Tỷ lệ từ chối thị thực thấp hơn đối với sinh viên Trung Quốc - những người được coi là có nguy cơ ở lại nước này sau khi học tập thấp hơn. Trong nửa cuối năm 2023, tỷ lệ đậu thị thực của du học sinh Pakistan giảm 37%, Ấn Độ 39% và Nepal 52%.

Các sinh viên đến từ Ấn Độ là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ chính sách cải cách của Australia.

Theo dữ liệu mới nhất của chính phủ Australia, 80,9% tổng số đơn xin thị thực sinh viên quốc tế tính đến tháng 12/2023 đã được phê duyệt - giảm từ 86% trong năm tài chính 2022 - 2023 và 91,5% trong năm tài chính 2021 - 2022. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005 - 2006.

Troy Williams, Giám đốc điều hành của Hội đồng Giáo dục đại học độc lập Australia (ITECA), cho biết hệ thống cải cách mới đang ảnh hưởng không tương xứng đến sinh viên Ấn Độ và gây nguy hại cho danh tiếng của nền giáo dục Australia. Ông viết trong thư gửi Bộ trưởng Di trú Andrew Giles: "Tỷ lệ từ chối chưa từng có đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về tính công bằng và liêm chính của quá trình đánh giá thị thực, cho thấy rõ ràng rằng các quyết định được đưa ra không dựa trên cơ sở giá trị của các đơn đăng ký cá nhân", dẫn lời một bài báo đăng tải trên tờ Nine Entertainment ngày 22/2.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw