Vì sao nhiều người vẫn ''sập bẫy'' thủ đoạn giả mạo cơ quan chức năng chiếm đoạt tài sản?

Tình trạng giả danh lực lượng điều tra, gọi điện đe dọa người dân liên quan đến các vụ trọng án và thao túng tâm lý nạn nhân để lừa đảo đang diễn...

Dù được các cơ quan báo chí tuyên truyền, cảnh báo nhưng vì lo sợ, thiếu hiểu biết pháp luật, nên nhiều người đã trở thành nạn nhân với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng.

Mới đây, Công an Nghệ An phối hợp Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã triệt phá nhóm 50 đối tượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài, giả danh cán bộ các cơ quan nhà nước để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nhiều thủ đoạn tinh vi của nhóm tội phạm đã được vạch trần.

Với vai trò là đối tượng cầm đầu, Tăng Quảng Vinh, trú phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh đã tuyển hơn 50 đối tượng khác để lập mạng lưới lừa đảo.

Các đối tượng trong đường dây đã đánh vào tâm lý lo sợ cùng việc thiếu kiến thức về pháp luật của người dân để thực hiện hành vi giả danh cơ quan nhà nước nhằm thao túng tâm lý bị hại.
Các đối tượng trong đường dây đã đánh vào tâm lý lo sợ cùng việc thiếu kiến thức về pháp luật của người dân để thực hiện hành vi giả danh cơ quan nhà nước nhằm thao túng tâm lý bị hại.

Đường dây này đã tổ chức thành 3 tuyến gồm: tuyến D1, D2, D3 với mục đích giả danh cán bộ các cơ quan Nhà nước thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Các đối tượng trong đường dây đã đánh vào tâm lý lo sợ cùng việc thiếu kiến thức về pháp luật của người dân để thực hiện hành vi giả danh cơ quan nhà nước nhằm thao túng tâm lý bị hại.

Cơ quan điều tra đã tiến hành bắt giữ 50 đối tượng người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về hành vi lừa đảo với số tiền chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng của nhiều bị hại trên cả nước.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw