Vì quốc kế dân sinh!

Những nội dung được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài, là minh chứng cho tinh thần lập pháp vì dân.

Những ngày đầu năm mới 2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã diễn ra. Quốc hội đã xem xét, quyết định 4 nội dung quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. “Những nội dung được quyết định tại Kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh trong phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Phạm Thắng)
Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Phạm Thắng)

Đầu tiên phải kể đến việc Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.

Dự án Luật đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước. Dự án Luật này cũng đã được trình Quốc hội tại 04 kỳ họp, 02 Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, 08 phiên họp chính thức của UBTVQH (trong đó có 01 phiên cho ý kiến về Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân) và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân. Quốc hội xem xét dự thảo Luật tại Kỳ họp bất thường thứ 5 theo quy trình đặc biệt và tất cả ý kiến ĐBQH đã được tiếp thu, giải trình. Điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của Quốc hội và các cơ quan trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng và hiệu quả.

Luật được thông qua gồm 16 chương và 260 điều; đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với với hệ thống pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

“Đây là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước; là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp cũng như các quyết sách khác của Quốc hội” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc kỳ họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp này, cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua và có hiệu lực đồng thời từ 01/01/2025 đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Còn Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là luật có nhiều nội dung chuyên môn, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô. Luật được thông qua gồm 15 chương, 210 điều, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn rất quan trọng của nền kinh tế.

Một trong những nội dung quan trọng khác của Kỳ họp bất thường lần thứ 5 là Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là bước tiếp nối kết quả giám sát tối cao về chuyên đề này của Quốc hội, khẳng định tinh thần trách nhiệm, đi đến cùng vấn đề giám sát.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6, lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa nhiệm kỳ đồng thời 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và ban hành Nghị quyết riêng về vấn đề này. Qua giám sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Điển hình như, còn tình trạng cát cứ, phân tán, manh mún trong tổ chức thực hiện; việc thực hiện cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền, cơ chế đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả; thu hút nguồn lực xã hội hoá còn hạn chế… Chính vì vậy, việc ban hành Nghị quyết với 8 cơ chế, chính sách đặc thù được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ triệt để những vướng mắc trong thực hiện các Chương trình.

Cũng tại Kỳ họp bất thường này, Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề về tài chính, ngân sách, cho phép phân bổ, sử dụng gần 64.000 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án thuộc 05 lĩnh vực. Cùng với các dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định đầu tư từ đầu nhiệm kỳ và Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, những vấn đề tài chính, ngân sách được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp này là tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biển, cảng hàng không, các dự án liên kết vùng, góp phần hoàn thành mục tiêu có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025.

Những kỳ họp “bất thường” đang trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bên cạnh 6 kỳ họp thường lệ, Quốc hội đã tổ chức 5 kỳ họp bất thường xem xét, quyết định các vấn đề trọng đại của quốc gia trước đòi hỏi cấp bách của cuộc sống. Đây là minh chứng rõ nét cho một Quốc hội luôn đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích của nhân dân.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Công an Lào Cai làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đất đai tại xã Phong Niên (Bảo Thắng)

Công an Lào Cai làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đất đai tại xã Phong Niên (Bảo Thắng)

Ngày 19/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai cho biết hiện bước đầu đã làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai của nguyên Chủ tịch UBND xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng) và cán bộ địa chính, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 800 triệu đồng.

Thu vé "qua làng" nên hay không nên?

Thu vé "qua làng" nên hay không nên?

Trên đường đi tác nghiệp ở một địa phương, nếu vào ngày thời tiết bình thường, chúng tôi chỉ mất hơn 1 giờ để di chuyển đến trung tâm huyện. Thế nhưng, do hoàn lưu bão số 3, địa phương này gần như bị cô lập. Chúng tôi phải mất hơn 5 giờ đồng hồ để đến nơi. Quá trình di chuyển cũng có những chuyện khiến phóng viên băn khoăn về tình người trong mưa lũ.

Sau ngập lũ, người dân cần gì?

Sau ngập lũ, người dân cần gì?

Mưa lũ vẫn hoành hành ở miền Bắc, điều người dân cần nhất lúc này là sự an toàn. Vài ngày nữa, lũ rút, họ sẽ đối diện với hiện thực mất mát, tan hoang, có nhiều thứ rất cần thiết mà chính họ trong lúc này hay những đoàn cứu trợ cũng không nghĩ tới.

Xu hướng trang trí background chụp ảnh trung thu

Xu hướng trang trí background chụp ảnh trung thu

Trong không khí rộn ràng, đầm ấm của tết đoàn viên, nhiều cửa hàng, quán cà phê trên địa bàn thành phố đã nhanh chóng bắt xu hướng, lựa chọn trang trí background (phông nền) theo chủ đề Trung thu phục vụ khách hàng lưu lại những bức hình đẹp. Đây được coi là một hình thức vừa làm mới không gian cửa hàng vừa thu hút khách hàng.

fbytzltw