Vĩ Kim - bình yên làng giữa phố

LCĐT - Ngược xuôi trên con đường Trần Phú (đường Hoàng Liên kéo dài), thành phố Lào Cai, người qua đường không khỏi tò mò về chiếc cổng làng lúc nào cũng rực rỡ ánh cờ, trên biển xanh là dòng chữ đỏ tươi “Tổ 15, phường Bắc Cường - làng Vĩ Kim”. Giữa phố xá nhộn nhịp, tiếng “làng” mộc mạc và thân thương khiến bao người dừng lại như để kiếm tìm về hồn quê xa xôi.

Từ đường Trần Phú vượt qua chiếc cổng làng vài chục mét là không gian làng quê thanh bình với những ngôi nhà nhỏ nằm ẩn giữa vườn cây xanh mát. Bên cạnh những ngôi nhà xây lợp mái tôn xanh, đỏ, làng Vĩ Kim vẫn có những nếp nhà gỗ, lợp ngói đỏ.

Vĩ Kim theo tiếng người Giáy có nghĩa là Hẻm Vàng. Ngoài cách đặt tên theo thế đất của làng là nằm giữa các hẻm núi cao, thì trong câu chuyện của hơn 200 năm trước, từ khi hơn chục gia đình người Giáy đầu tiên về định cư tại đây kể lại, vùng đất này trước đây có rất nhiều vàng, bạc. Ngay cả quả đồi bát úp tròn xoe giữa thôn cũng được đặt tên là đồi Ngọc. Tương truyền, xa xưa có người nhìn thấy những tia sáng lấp lánh phát ra rồi mất hút vào quả đồi như ánh sáng phát ra từ những viên ngọc quý.

Làng Vĩ Kim bình dị với những ngôi nhà vườn.
Làng Vĩ Kim bình dị với những ngôi nhà vườn.
Làng Vĩ Kim bình dị với những ngôi nhà vườn.

Không hiểu thực hư câu chuyện vàng bạc, châu báu ra sao nhưng tính đến nay, người Giáy đã an cư, lập làng Vĩ Kim được 5 đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người Vĩ Kim cũng từng có lúc phải sơ tán về xuôi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới nhưng khi bình yên lại quay trở về đây sinh sống. Bởi với họ, đó không chỉ là nơi “chôn nhau cắt rốn”, là đất hương hỏa của ông cha, mà còn là vùng đất lành cho cuộc sống bình yên.

Cũng như các vùng nông thôn khác, dân Vĩ Kim trước đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Cây trồng chính là lúa nước, rau, màu, một số hộ trồng hoa theo thời vụ. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, người dân cần cù, chịu khó nên đồng đất luôn cho những mùa vụ bội thu. Làng nằm giữa những ngọn núi cao, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết gia đình ở đây thường sở hữu một cái ao cá ăm ắp nước hoặc những mạch nước chảy suốt ngày đêm.

Sau này, xã Bắc Cường thành phường, làng Vĩ Kim được đổi tên là tổ 15. Tuy nhiên, như để lưu dấu ấn của tiền nhân, người dân vẫn quen ghép tên cũ với tên mới thành “Tổ 15 - làng Vĩ Kim”.

Khi thị xã Lào Cai phát triển lên thành phố, theo chủ trương mở rộng địa giới hành chính cộng với việc xây dựng các công trình giao thông, tạo quỹ đất ở khu dân cư, xây dựng các công trình phúc lợi, đường cao tốc, phần lớn đất của làng Vĩ Kim nằm trong vùng đô thị. Bà Lý Thị Hồng nhớ lại: Trước đây, đất canh tác của người dân làng Vĩ Kim kéo dài từ gần cầu Kim Tân đến đường B3 (Châu Úy) và tỏa rộng ra các nhánh đường lân cận. Sinh kế của bà con ở hết đó, nhưng khi có chủ trương về việc mở rộng đô thị, người dân Vĩ Kim trước sau như một, đồng lòng ủng hộ.

Đất bị thu hẹp, từ nông dân thành thị dân, người Vĩ Kim dần chuyển đổi nghề nghiệp, phần lớn đi làm thuê, làm phụ hồ, buôn bán nhỏ. Đặc biệt, trong khi người dân các địa phương khác chọn cách đi làm xa, làm công nhân ở các tỉnh miền xuôi, thậm chí làm thuê bên kia biên giới, người Vĩ Kim chỉ chọn việc ở thành phố mình. Cũng bởi vậy, Vĩ Kim luôn đông vui, có những gia đình cả 3 - 4 thế hệ sống quây quần dưới một mái nhà.

Ngoài việc làm nghề, người Vĩ Kim vẫn chăm chỉ sản xuất nông nghiệp.

Nằm ngay giữa phố thị, lại có không gian lý tưởng, con người thân thiện, mến khách  nên lâu nay, Vĩ Kim vẫn được người dân thành phố tìm về như để mong chút bình yên. Đôi khi cũng chỉ là những ngày cuối tuần phóng xe máy theo con đường bê tông phẳng lỳ dẫn qua xóm trên, xóm dưới của làng để ngắm nhìn chút thôn quê, mua vài mới rau, con cá “sạch”. Hoặc đôi khi là xem những trận bóng trên khu đất trống đầu làng của các cầu thủ nhí trong làng và các tổ dân phố lân cận đến tụ họp… Chỉ bấy nhiêu đó thôi đã cảm nhận được những khác biệt, những bình yên đáng quý giữa thành phố vội vàng!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

Người trẻ nghĩ về 30/4

Người trẻ nghĩ về 30/4

Đã 49 năm trôi qua nhưng khi đến dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử - ngày 30/4 thì mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với thế hệ trẻ, dù sinh sau ngày giải phóng, được sống trong hòa bình nhưng dấu ấn về ngày thống nhất đất nước vẫn không thể phai nhòa, điều đó trở thành động lực sống, cống hiến sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

Thăm động vật hoang dã trong “ngôi nhà hạnh phúc” ở Sa Pa

Thăm động vật hoang dã trong “ngôi nhà hạnh phúc” ở Sa Pa

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa) được coi là “ngôi nhà hạnh phúc” của các loài động vật hoang dã. Phần lớn cá thể động vật hoang dã khi tiếp nhận đã trải qua nhiều biến cố (bị nuôi nhốt lâu ngày, bị lạm dụng cơ thể, bị thương do dính bẫy…) đã may mắn được cứu hộ, chăm sóc và được trở về với cuộc sống tự nhiên.

fb yt zl tw