Về xứ Thanh xem trò Xuân Phả có "1-0-2" tồn tại 1.000 năm

Được ghi vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016, trò Xuân Phả đã vượt ra khỏi phạm vi làng xã, trở thành một biểu tượng quý giá của văn hóa dân gian Việt Nam.

Trò diễn “độc nhất vô nhị”

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trò Xuân Phả xuất hiện vào thời nhà Đinh (968 - 980), phát triển rực rỡ vào thời Lê sơ.

Xuân Phả nổi bật với 5 điệu trò dân gian mang hình tượng "Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống" gồm: trò Hoa Lang (Vương quốc Cao Ly), trò Tú Huần hay Lục Hồn Nhung (một bộ tộc phía Bắc Đại Cồ Việt), trò Ai Lao (tượng trưng người Thái-Lào), trò Ngô Quốc (một quốc gia cổ đại ở Trung Quốc), trò Chiêm Thành (người Chăm Pa).

Mặt nạ biểu diễn trong các trò Xuân Phả.
Mặt nạ biểu diễn trong các trò Xuân Phả.

Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển hơn 1.000 năm để trở thành một tổ hợp múa dân gian "độc nhất vô nhị", diễn ra hàng năm từ 9 - 12/2 âm lịch tại di tích Nghè Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Bùi Văn Hùng - Trưởng Đoàn nghệ thuật truyền thống Xuân Phả, người dành gần 40 năm gìn giữ và phát triển trò diễn "độc nhất vô nhị" cho biết, mỗi trò gắn với câu chuyện riêng nhưng đều tái hiện hình ảnh các đoàn sứ thần đến chầu vua Nam Việt.

Trò Hoa Lang trang phục gồm: áo dài, đầu đội mũ cao da bò, tay trái cầm quạt, tay phải mái chèo, đeo mặt nạ cũng làm bằng da bò phết sơn trắng...
Trò Hoa Lang trang phục gồm: áo dài, đầu đội mũ cao da bò, tay trái cầm quạt, tay phải mái chèo, đeo mặt nạ cũng làm bằng da bò phết sơn trắng...

Trò Hoa Lang tượng trưng cho người Cao Ly (Triều Tiên) tiến cống, với các nhân vật ông, cháu, mế nàng và mười quân. Lời hát thể hiện tình bang giao, bên cạnh đó, trang phục với màu sắc và hoa văn bắt mắt, xuất hiện biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến, cũng là tín hiệu của yếu tố cung đình trong trò diễn.

Trò Tú Huần tượng trưng cho người Thổ Hồn Nhung (Mông Cổ) tiến cống.
Trò Tú Huần tượng trưng cho người Thổ Hồn Nhung (Mông Cổ) tiến cống.

Trò Tú Huần có trang phục gồm đầu đội mũ loóng làm từ tre, đeo mặt nạ gỗ miêu tả bà cố, mẹ và mười người con. Mũ tre đan như rế nồi úp ngược có lạt tre làm tóc bạc, đội trên miếng khăn vuông vải đỏ bịt đầu tóc. Mặt nạ gỗ sơn trắng vẽ mắt mồm màu đen “kinh dị”. Mặt bà cố nhăn nheo, mặt người mẹ già nua, mười người con được chia thành năm cặp, mặt vẽ theo độ tuổi từ trẻ đến già với 1, 2,…5 cái răng tương xứng.

Trò Ai Lao:

Trò Ai Lao tượng trưng người Thái - Lào tiến cống.
Trò Ai Lao tượng trưng người Thái - Lào tiến cống.

Trò Ai Lao gồm Chúa Lào, người hầu, lính bảo vệ (mười quân), voi và hổ nhảy múa theo tiếng xênh tre được gõ nhịp liên hồi, biểu trưng cho sức mạnh săn bắt nhưng cũng rất mềm mại, uyển chuyển. Chúa đầu đội mũ cánh chuồn, mặc áo chàm xanh. Quân lính đội mũ rễ si, quấn phá ngang vai, chân mang xà cạp và tay cầm xênh tre.

Trò Ngô Quốc tượng trưng người Ngô Việt (Trung Hoa) tiến cống.
Trò Ngô Quốc tượng trưng người Ngô Việt (Trung Hoa) tiến cống.

Trò Ngô Quốc có hai nàng tiên, ông chúa và mười quân đầu đội nón lính, áo màu lam, tay cầm mái chèo. Đầu màn có xuất hiện nhân vật người bán thuốc, người bán kẹo và thầy địa lý múa một đoạn ngẫu hứng rồi nhường chỗ cho các nàng tiên cùng chúa và đoàn quân đi ra. Màn diễn gồm các điệu múa quạt, múa khăn rồi múa mái chèo.

Trò Chiêm Thành tượng trưng người Champa tiến cống.
Trò Chiêm Thành tượng trưng người Champa tiến cống.

Trong trò Chiêm Thành, ngoài chúa, quân còn có thêm nhân vật phỗng. Áo chúa bằng đậu, áo quân bằng lụa, đều nhuộm màu đỏ hồng và không thêu thùa hoa văn. Chúa và quân đều vấn khăn vuông đỏ thành hai sừng thẳng đứng trên đầu. Áo phỗng là cổ sòi, cổ xiêm quấn xung quanh mình.

NNƯT Bùi Văn Hùng khẳng định: “Trò Xuân Phả giữ nguyên các điệu múa và lời ca cổ, không pha trộn, tạo nên sự khác biệt so với nhiều loại hình nghệ thuật khác. Nó không chỉ là một tổ hợp múa dân gian mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật cung đình và trí tuệ dân gian, mang lại một bản sắc văn hóa độc đáo. Chính sự trường tồn của những giá trị này đã giúp trò Xuân Phả vượt qua thử thách của thời gian”.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Theo NNƯT Bùi Văn Hùng, ở Xuân Trường hiện có khoảng 22 nghệ nhân đóng góp vào việc bảo tồn các điệu múa Xuân Phả. Trong đó, có 1 Nghệ nhân Nhân dân và 15 Nghệ nhân Ưu tú. Người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân là cụ ông Đỗ Đình Tạ đã ngoài tuổi 90.

“Trò Xuân Phả không chỉ là di sản của riêng gia đình nào mà đã trở thành tài sản chung của cộng đồng. Chúng tôi luôn cố gắng truyền dạy cho các thế hệ trẻ, để họ hiểu và yêu quý những giá trị văn hóa này”, NNƯT Bùi Văn Hùng chia sẻ.

Cũng theo NNƯT Bùi Văn Hùng, việc duy trì đoàn nghệ thuật chủ yếu bởi tâm huyết của các thành viên với nghệ thuật mà cha ông để lại. Các nghệ nhân hầu như vẫn sống bằng nghề nông, khi nào có đoàn khách tham quan thì biểu diễn hoặc đưa Xuân Phả đi các nơi quảng bá theo chương trình văn hóa của tỉnh.

Công tác truyền dạy diễn ra đều đặn trong các lớp học, từ tiểu học đến trung học cơ sở, giúp các em không chỉ học múa mà còn hiểu được lịch sử và văn hóa quê hương.

“Truyền dạy động tác múa thì dễ nhưng để các cháu hiểu được giá trị văn hóa và lịch sử đằng sau mỗi điệu múa lại là một thách thức lớn. Học sinh còn nhỏ, nhận thức chưa sâu, nên phải kiên nhẫn từng bước. Sự tham gia của chính quyền địa phương, cộng đồng và đặc biệt là thế hệ trẻ đã giúp trò Xuân Phả không chỉ bảo tồn mà còn phát triển mạnh mẽ”, NNƯT Bùi Văn Hùng khẳng định.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

fb yt zl tw