Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

Tại Buôn Ma Thuột, cà phê đã trở thành nét văn hóa gắn kết con người. Chị Phạm Thị Thanh Nga, một người dân thành phố Buôn Ma Thuột, chia sẻ, người dân nơi đây uống cà phê để bắt đầu ngày mới.

“Đối với người dân Buôn Ma Thuột thì cà phê trở thành một đặc sản ẩm thực không thể thiếu. Uống cà phê không chỉ là thói quen mà còn để chúng ta giao lưu và bàn công việc làm ăn và đặc biệt là tâm sự với những người bạn cùng chung chí hướng. Cà phê với mình là thức uống quen thuộc mỗi ngày và thiếu nó thì rất không ổn”.

Văn hóa cà phê là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên.

Văn hóa cà phê là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên.

Không chỉ là thói quen, cà phê còn là niềm đam mê và là cơ duyên đưa nhiều người trở về với cội nguồn. Chàng trai Ê Đê - Y Pốt Niê, dù từng thoát ly quê hương để theo nghề bác sĩ, nhưng nỗi nhớ hương vị cà phê của a mí, a ma đã thôi thúc anh trở về buôn làng, thành lập thương hiệu cà phê Ê Đê. Sử dụng chính công thức pha chế truyền thống của dân tộc mình, anh đã đưa sản phẩm “Cà phê khói” vươn xa, không chỉ đơn thuần là một loại cà phê mà còn là câu chuyện về văn hóa, về bàn tay khéo léo và sự tần tảo của những người mẹ, người chị nơi buôn làng. Y Pốt Niê tâm sự:

“Kết nối về văn hóa và thứ hai là kết nối đẩy sản phẩm mình của mình lên về thế giới, chúng tôi mong muốn là sản phẩm này không chỉ ở Việt Nam mà thế giới còn biết đến, đặc biệt đem văn hóa song song giữa cà phê cũng như văn hóa của mình sẽ đi đôi với nhau lúc đó sẽ thể hiện giá trị về tinh thần đoàn kết như là giá trị về văn hóa đi vào chất lượng của sản phẩm cà phê” - Y Pốt Niê tâm sự.

Cà phê kể câu chuyện về văn hóa, về bàn tay khéo léo và sự tần tảo của những người mẹ, người chị nơi buôn làng.

Cà phê kể câu chuyện về văn hóa, về bàn tay khéo léo và sự tần tảo của những người mẹ, người chị nơi buôn làng.

Với Hoa hậu H’Hen Niê, cà phê là một phần ký ức tuổi thơ và là hương vị của tình thân. Sinh ra và lớn lên tại một buôn làng nghèo ở huyện Cư M’gar, Đắk Lắk, ngay từ nhỏ, cô đã quen thuộc với cây cà phê. Mỗi khi nói về cà phê, Hoa hậu H’Hen, tràn đầy năng lượng:

“Đó là sự kết nối trong gia đình. H'Hen đã được uống cà phê của ông, bà, của ba, mẹ. Mỗi buổi sáng sớm khi nghe tiếng gà gáy, có người nhóm bếp nấu nước và pha những ly cà phê để gia đình cùng thưởng thức và khi mà thưởng thức cà phê như vậy mọi người còn làm thêm để mang lên rẫy để thưởng thức. Cà phê là tình yêu khi H'Hen thưởng thức một ly cà phê ở đâu đó, H'Hen sẽ nhớ về nhà, tình yêu quê hương, tình yêu với những hạt cà phê" - Hoa hậu H'Hen chia sẻ tâm tình về cà phê.

Cà phê - hương vị của tình thân với những người dân Buôn Ma Thuột.

Cà phê - hương vị của tình thân với những người dân Buôn Ma Thuột.

Theo bà Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, văn hóa cà phê đã trở thành hơi thở, là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Buôn Ma Thuột.

“Đối với chúng tôi thì cà phê chính là văn hóa, cà phê chính là tình yêu và đồng thời cà phê chính là kết nối. Chúng tôi thấy rằng mỗi kỳ Lễ hội cà phê đều mang thông điệp khác nhau, với thông điệp năm nay thì chúng tôi cảm thấy rằng đó là cà phê chính là sự kết nối văn hóa của cộng đồng, văn hóa của các dân tộc trên địa bàn của tỉnh. Đặc biệt nó lan tỏa ở nhiều góc độ và bật lên văn hóa truyền thống của các dân tộc với cà phê”.

Gặp gỡ nơi quán cà phê đã trở thành nét văn hóa gắn kết con người Buôn Ma Thuột.

Gặp gỡ nơi quán cà phê đã trở thành nét văn hóa gắn kết con người Buôn Ma Thuột.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 đang diễn ra tại Đắk Lắk với chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới". Ông Nguyễn Hồng Phúc, tổng đạo diễn chương trình khai mạc lễ hội, chia sẻ: đây không chỉ là sự kiện tôn vinh cà phê mà còn là cơ hội để thế giới hiểu hơn về văn hóa Tây Nguyên, nơi cà phê mang những giá trị kết nối.

“Có hai điểm nhấn đó là một tinh thần của cà phê gắn với văn hóa của 49 dân tộc anh em, đó là gắn với giá trị vật lý mà không ở đâu có và trong đó chúng ta sẽ tôn vinh những văn hóa cà phê rất đẹp của người dân tộc, và trong chương trình cũng sẽ có những hình ảnh để thấy được tinh thần cà phê rất đời thường trong văn hóa sinh hoạt”.

Giữa nhịp sống hiện đại, từng giọt cà phê Buôn Ma Thuột đậm đà hương vị của đại ngàn. Đó là câu chuyện về con người, về văn hóa của sự kết nối, tình yêu thương...

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu Victory Vietnam (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận - không chỉ tôn vinh hình tượng người phụ nữ trong văn hóa Việt, mà còn mang đậm tính nhân văn, hướng thiện, gắn kết cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề Biên giới là quê hương, tối 25/4, Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025 đã được tổ chức tại trường Tiểu học xã Pha Long, huyện Mường Khương. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương tổ chức.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 25/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

fb yt zl tw