Vận động nguồn lực xã hội chăm lo cho người khuyết tật, trẻ mồ côi

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI và Chương trình Một trái tim - Một thế giới lần thứ 19. Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự và phát biểu chỉ đạo.

tre em 1.jpg
Các đại biểu người khuyết tật, trẻ mồ côi tham dự Hội nghị biểu dương (Ảnh: Thủy Nguyên)

Hội nghị có sự tham dự của 368 đại biểu với đủ lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp.. là những người tiêu biểu nhất do Trung ương Hội, Hội bảo trợ người khuyết tật trẻ mồ côi, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố lựa chọn, giới thiệu đại diện cho hàng vạn người khuyết tật, trẻ mồ côi và hàng trăm nhà tài trợ, mạnh thường quân, người bảo trợ tiêu biểu trong cả nước. Trong đó, có 198 người khuyết tật, 72 cháu mồ côi và 98 người bảo trợ tiêu biểu; gần 60 đại biểu là các cá nhân, là đại diện tập thể những nhà tài trợ tới dự và hưởng ứng Chương trình Một trái tim - Một thế giới lần thứ 19 chính thức xác nhận sự ủng hộ, đóng góp và đồng hành với Hội thực hiện các trong năm 2024.

Đồng hành cùng người khuyết tật và trẻ mồ côi

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm cho biết: Từ năm 2004, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã khởi xướng, chủ trì, phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức 5 kỳ hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc, đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần làm lan tỏa những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc; khơi dậy tinh thần tự lực tự cường, ý chí vươn lên cũng như tình thương yêu của con người trong cuộc sống.

Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng hơn 20% dân số cần sự trợ giúp xã hội, trong đó khoảng hơn 12 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, 7- 8% dân số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hằng năm.

Đồng thời, là hoạt động thiết thực góp phần nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần huy động nguồn lực xã hội để cùng nguồn lực nhà nước từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, hiện thực hóa mục tiêu phát triển hài hòa và bình đẳng, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật và trẻ mồ côi... Bằng việc đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đóng góp của cộng đồng đã giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi, người mắc bệnh hiểm nghèo, người bị rủi ro trong cuộc sống, vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

tre em 2.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương, đánh giá cao về những thành tích của cán bộ, hội viên Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các nhà bảo trợ đã và đang tích cực chung tay, góp sức vì người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc, động viên, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi cả về vật chất và tinh thần; tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong hoạt động để nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi trên cơ sở tiếp cận quyền con người theo Công ước quốc tế về người khuyết tật và Luật Người khuyết tật, Luật trẻ em đã được Quốc hội thông qua.

Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho hơn 1,6 triệu người khuyết tật; hơn 21.000 trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi. Đến năm 2023, hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

Về phía Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, bám sát vào nội dung Chỉ thị số 39/CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Nghị quyết số 42 NQ/TW Hội nghị Trung ương Trung ương 8 khóa XIII về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và các Luật, các chính sách, đề án liên quan đến người khuyết tật, trẻ em, người nghèo.

Hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối, vận động nguồn lực xã hội nhằm thực hiện tốt hơn vai trò là cầu nối yêu thương giữa cộng đồng và người cần trợ giúp; là cánh tay nối dài của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Hội cần có các hoạt động đa dạng, thiết thực để thường xuyên của người khuyết tật, trẻ mồ côi; tôn vinh, lan tỏa tinh thần, ý nghĩa nhân văn và nhân rộng các tấm gương người tốt việc tốt vì cộng đồng.

Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống ''tương thân tương ái'', ''lá lành đùm lá rách'', tham gia tích cực các phong trào, các hoạt động của Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Mỗi hành động yêu thương và hảo tâm sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, sự mặc cảm thân phận cho những hoàn cảnh không may, giúp họ có thêm nghị lực và niềm tin để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

tre em 3.jpg
Các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, hưởng ứng Chương trình Một trái tim - Một thế giới lần thứ 19.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng mong các anh chị, các cháu khuyết tật, các cháu mồ côi tiếp tục phát huy thành tích, thành quả đã đạt được, lan tỏa nghị lực sống tích cực tới cộng đồng, nhất là những người đồng cảnh ngộ, để cùng nhau tự tin vươn lên, mang lại nhiều kết quả ý nghĩa hơn nữa cho cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng xã hội.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw