Văn Bàn: Khen thưởng 15 tập thể, 25 cá nhân có thành tích trong 20 năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Sáng 5/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; tổng kết 20 năm “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” giai đoạn 2003 - 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
vb1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Văn Bàn và các tổ chức thành viên đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương; triển khai toàn diện, có hiệu quả chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2023. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố và tăng cường thông qua việc tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các phong trào, các cuộc vận động được triển khai tích cực, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng nông thôn mới và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang…

Về Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trên địa bàn huyện, sau 20 năm triển khai thực hiện đã có sức lan tỏa trong đời sống, nhận được sự đồng thuận, tham gia sôi nổi của Nhân dân, cán bộ và đảng viên. Hằng năm, cấp ủy đảng, chính quyền cùng MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tổ chức ngày hội đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân ở từng khu dân cư. Nội dung, hình thức của ngày hội được chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng qua từng năm, tạo sự đồng thuận xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong 20 năm, toàn huyện đã xây mới 400 nhà Đại đoàn kết và sửa chữa 500 nhà; hỗ trợ 1.030 học sinh nghèo, 107 trường hợp thiên tai, hoả hoạn, đuối nước; 301 bệnh nhân ốm đau dài hạn... Tổng số tiền hỗ trợ hơn 8 tỷ đồng. Qua đánh giá, năm 2022, trên địa bàn huyện có 172/195 khu dân cư đạt văn hóa (chiếm 88,2%), tăng 103 khu dân cư so với năm 2003; 16.752/20.403 gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hoá (chiếm hơn 82%), tăng 9.302 gia đình; có 192 thôn, bản có nhà văn hóa, khu dân cư thể thao đạt chuẩn.

vb2.jpg
Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Tại hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Văn Bàn đã khen thưởng 15 tập thể, 25 cá nhân có thành tích trong 20 năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003 - 2023.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

fb yt zl tw