Vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được WHO sơ duyệt

Động thái sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic mở đường cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận được vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ Jynneos do Hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic phát triển, tại Los Angeles, California (Mỹ).
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ Jynneos do Hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic phát triển, tại Los Angeles, California (Mỹ).

Ngày 13/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic là vaccine đầu tiên phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Việc được WHO sơ duyệt đồng nghĩa với việc vaccine có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả. Các cơ quan của Liên hợp quốc cũng dựa vào quy trình này trước khi mua các sản phẩm y tế.

Động thái trên mở đường cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận được vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, trong bối cảnh nhiều nước không có công nghệ và nguồn lực để kiểm tra nghiêm ngặt mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine.

Tổng Giám đốc WHO, Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ được sơ duyệt là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh đang bùng phát mạnh ở nhiều nước châu Phi cũng như trong tương lai.

Bavarian Nordic cho biết vaccine được thông qua để sử dụng tiêm chủng phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, bệnh đậu mùa và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến virus orthopoxvirus, dành cho người từ 18 tuổi trở lên.

Theo khuyến cáo của WHO, vaccine được phê duyệt có thể được sử dụng đối với trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, cũng như phụ nữ mang thai và những người bị suy giảm miễn dịch, trong trường hợp bùng phát dịch bệnh mà lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn.

Ngày 14/8 vừa qua, WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ gây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), khi số ca nhiễm biến thể Clade 1b (dễ lây lan và có nguy cơ gây tử vong cao hơn) tăng vọt tại Cộng hòa Dân chủ Congo và lan rộng ra ngoài biên giới nước này. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh.

Dự kiến, chiến dịch tiêm chủng đầu tiên với 265.000 mũi tiêm được tài trợ sẽ bắt đầu tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào đầu tháng 10.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc vật lý. Bệnh thường gây ra các triệu chứng giống như cúm và các vết loét có mủ.

Thông thường bệnh ở thể nhẹ, tuy nhiên vẫn có nguy cơ gây tử vong hay dẫn tới biến chứng nghiêm trọng đối với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ em, thai phụ và những người có hệ miễn dịch suy yếu, như những người có HIV.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

fb yt zl tw