Ưu tiên nguồn lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ em dưới 6 tuổi

Hiện nay, đối với trẻ em, Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng, đó là suy dinh dưỡng, béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Điều đáng lo ngại, sự chênh lệch lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ em được giáo dục sớm giữa các khu vực, các nhóm dân tộc chính là khó khăn lớn nhất trong việc bảo đảm sự phát triển toàn diện cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi.

Toàn cảnh hội thảo Phát triển toàn diện trẻ thơ dưới 6 tuổi.

Toàn cảnh hội thảo Phát triển toàn diện trẻ thơ dưới 6 tuổi.

Tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) vừa tổ chức Hội thảo "Phát triển toàn diện trẻ em dưới 6 tuổi", để xem xét các vấn đề thực tiễn đặt ra và có các đề xuất trong phát triển toàn diện trẻ em trong thời gian tới.

Có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 200.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng. Điều đáng lo ngại hơn là 90% số trẻ em này không nhận được dịch vụ điều trị. Một trong những thách thức mà Bộ Y tế, cũng như các bộ, ngành liên quan là làm sao đưa những sản phẩm điều trị này đến với trẻ em ở các gia đình dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số - những em không có khả năng chi trả cho việc điều trị.

Theo số liệu của UNICEF, cứ trong 2 trẻ từ 0 - 5 tháng tuổi thì có hơn 1 trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, hơn một nửa số trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi (54,6%) không có chế độ ăn tối thiểu đạt yêu cầu. Tỷ lệ này còn cao hơn nhiều ở một số nhóm dân tộc thiểu số tham gia điều tra (93% ở trẻ em dân tộc Mông và 81% ở trẻ em dân tộc Khmer).

Hằng năm, hơn 200.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng. Điều đáng lo ngại hơn là 90% số trẻ em này không nhận được dịch vụ điều trị.

Về giáo dục cũng có sự chênh lệch giữa các khu vực, các dân tộc, chỉ có 37,8% trẻ em Khmer và 47,6% trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long được đi học mầm non, trong khi tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là 80,2%. Số trẻ em tuổi từ 2-4 trên toàn quốc không đạt chỉ số phát triển trẻ thơ toàn diện là 22%. Trong số trẻ từ 2 - 4 tuổi có tham gia giáo dục sớm, 21% trẻ không đạt mức phát triển, còn tỷ lệ này ở nhóm không tham gia giáo dục sớm là 36%.

Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết so với giai đoạn trước, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm nhiều, nhưng không đồng đều. Tại khu vực miền núi, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ suất tử vong trẻ em cao gấp 3 - 4 lần khu vực đồng bằng.

Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính nặng còn phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn, cần được can thiệp kịp thời với những sản phẩm đặc thù nhưng hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ.

Bên cạnh đó, điều kiện để mọi trẻ em có cơ hội công bằng trong tiếp cận với giáo dục mầm non dưới 5 tuổi cũng chưa được bảo đảm. Một số nhóm trẻ em điều kiện khó khăn như trẻ em con công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất; trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trẻ em di cư theo bố mẹ... bị hạn chế về cơ hội học tập, còn thiếu chính sách hỗ trợ cần thiết.

Theo UNICEF, đối với lĩnh vực dinh dưỡng, ngân sách lý tưởng cho Chương trình hành động quốc gia về dinh dưỡng (2021-2025) là 54.204 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD). Tuy nhiên, ngân sách hiện chỉ có khoảng 2.717 tỷ đồng (118 triệu USD), bằng 5% tổng thể ngân sách cần thiết.

Thống kê cho thấy, khi xét mức chi tiêu của Chính phủ cho trẻ em nói chung và phát triển toàn diện trẻ thơ toàn diện nói riêng, có thể thấy, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong chi tiêu của Chính phủ về an sinh xã hội giai đoạn 2018 - 2022, và thậm chí có xu hướng giảm dần từ năm 2018 đến năm 2022....

Tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện. Phát triển toàn diện trẻ em luôn là giải pháp nền tảng, quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước trong tương lai.

Phó Chủ nhiệm Tạ Văn Hạ phát biểu tại Hội thảo.

Phó Chủ nhiệm Tạ Văn Hạ phát biểu tại Hội thảo.

Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện cả về trí, thể, mỹ. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, tạo điều kiện phát triển cho trẻ em trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận, tuy nhiên trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch, suy giảm kinh tế toàn cầu...

Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bà Lesley Miller đã chỉ ra những khó khăn trong công tác phát triển toàn diện cho trẻ em, đó là Việt Nam chưa đạt được tiến độ trong Chỉ số phát triển trẻ thơ theo Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) số 4. Chỉ số phát triển trẻ thơ năm 2020 là 78,2%, thấp hơn nhiều so mục tiêu 99,1% vào năm 2025 và 99,3% vào năm 2030.

"Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để đảo ngược tình hình và đạt được các mục tiêu này", bà Lesley Miller khuyến nghị.

Vì vậy, Việt Nam cần rà soát việc thực hiện Đề án Quốc gia về Phát triển trẻ thơ toàn diện và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tới năm 2025, chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới 2026 - 2030 phù hợp với Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam cần cải thiện hệ thống dữ liệu với các chỉ số thiết yếu về sự phát triển của trẻ nhỏ để theo dõi tiến trình và cung cấp thông tin cho việc hoạch định và thực hiện chính sách; tăng cường cơ cấu điều phối ở tất cả các cấp để cải thiện sự tích hợp các dịch vụ.

Đối với vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ, bà Lesley Miller khuyến nghị Chính phủ cần xác định các cơ chế nguồn tài chính bền vững để bảo đảm tất cả trẻ em mắc suy dinh dưỡng cấp tính nặng đều được điều trị theo tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm cả việc tận dụng nguồn bảo hiểm y tế theo Luật Bảo Hiểm Y tế khi sửa đổi.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong ký ức của kiều bào tại Pháp

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong ký ức của kiều bào tại Pháp

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các thế hệ Việt kiều tại Pháp đã đóng góp hết lòng vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của Tổ quốc. Sau bao năm mong mỏi, tới ngày 30/4/1975 lịch sử, khi hay tin miền nam được giải phóng, những người con đất Việt xa xứ đã vỡ òa trong niềm vui chiến thắng cùng những giọt nước mắt sung sướng.

TP Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm vào tối 30/4

TP Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm vào tối 30/4

Chiều 26/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Theo đó, Thành phố sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm trong đêm 30/4, từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút.

Trao kinh phí hỗ trợ xây nhà ở cho cán bộ công an

Trao kinh phí hỗ trợ xây nhà ở cho cán bộ công an

Ngày 26/4, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây mới nhà ở cho gia đình Đại úy Thào Quốc Việt, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Lào Cai.

Bát Xát: Thăm, tặng quà cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bát Xát: Thăm, tặng quà cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 25/4, Thường trực Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bát Xát đã đến thăm, tặng quà một số cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

fb yt zl tw