"Ước mơ của em" đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác kịch bản cho trẻ em

Tối 31/8, tại Hà Nội, Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) phối hợp tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác kịch bản cho trẻ em tại Việt Nam với chủ đề “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới”. Cuộc thi nhằm tìm kiếm những kịch bản sân khấu có chất lượng nghệ thuật cao, ngôn ngữ mới mẻ, giàu tính giáo dục, nhân văn để chuyển thể thành các tác phẩm nhạc kịch dành cho thiếu nhi.

giai-nhat-9425-8168.jpg
Trao giải Nhất cho tác phẩm “Ước mơ của em” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh. (Ảnh: Nhà hát Tuổi trẻ)

Cuộc thi sáng tác kịch bản cho trẻ em tại Việt Nam được tổ chức trên cơ sở tiếp nối thành công của những dự án giao lưu, đồng sáng tạo vừa qua giữa nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru. Hai nhà hát đã giới thiệu tới công chúng Việt Nam một số vở nhạc kịch đặc sắc được dàn dựng theo xu hướng sáng tạo đương đại trên thế giới, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và yêu mến của đông đảo khán giả nhỏ tuổi.

Đây cũng là bước đi chủ động nhằm giới thiệu tới khán giả loại hình nhạc kịch còn khá mới mẻ tại Việt Nam, trở thành nhân tố tích cực trong hành trình xây dựng nền tảng phát triển của loại hình nghệ thuật này, góp phần đưa diện mạo hoạt động nghệ thuật cho trẻ em tiếp cận với các trào lưu trình diễn đương đại trên thế giới.

Cuộc thi nhằm huy động khả năng sáng tác của các tác giả chuyên và không chuyên tại Việt Nam, từ đó lựa chọn ra nhiều kịch bản có chất lượng, làm tiền đề hướng đến dàn dựng những vở nhạc kịch đặc sắc dành cho trẻ em, nâng cao đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng nghệ thuật của công chúng, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt các tác phẩm sân khấu phục vụ thiếu niên, nhi đồng trong thời gian qua.

Trao giải Nhì cho tác phẩm “Gà mái biết... gáy” của tác giả Phan Thanh Tùng. (Ảnh: Nhà hát Tuổi trẻ)

Theo thông tin từ Ban tổ chức, sau khi Cuộc thi được phát động, từ 01/12/2023 đến ngày 30/3/2024, có 30 tác phẩm của các tác giả đã được gửi tới dự thi. Trên cơ sở đánh giá, thẩm định nghiêm túc, khách quan, Hội đồng Giám khảo của cuộc thi bao gồm các thành viên đến từ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và hai Nhà hát đã lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải.

Chung cuộc, Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác phẩm “Ước mơ của em” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh. Với tác phẩm này, tác giả muốn thể hiện nội dung sau chiến tranh, Việt Nam đã và đang phát triển hội nhập, xây dựng một đất nước giàu mạnh, đặc biệt là thế hệ trẻ thanh thiếu niên và nhi đồng Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh cho biết: Nhân vật chính trong "Ước mơ của em" là cô bé Nhất Linh, được lấy cảm hứng từ chính bản thân Thanh Thanh - một cô gái khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng không bao giờ từ bỏ ước mơ và hy vọng.

Nhất Linh dù mang trong mình căn bệnh ung thư do di chứng chất độc da cam/dioxin nhưng cô bé vẫn luôn giữ vững niềm tin và quyết tâm theo đuổi ước mơ cháy bỏng, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, biến ước mơ tưởng chừng như không thể thành hiện thực.

“Mỗi trang viết, mỗi bước đi cùng Nhất Linh trên con đường chông gai, đồng thời cũng là hành trình của chính bản thân mình trong việc tìm kiếm ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Cùng với sự đồng cảm, lòng nhân ái, tình yêu thương và sự giúp đỡ của cộng đồng với những người yếu thế, mình tin chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn theo đuổi ước mơ, dù cuộc đời có thử thách đến đâu. Thông qua vở nhạc kịch mình mong muốn gửi đến các em nhỏ thông điệp rằng, dù các em là ai, khác biệt thế nào, cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, chỉ cần có ước mơ và quyết tâm, các em sẽ tìm được con đường dẫn tới thành công và hạnh phúc”-Thanh Thanh chia sẻ.

Tác giả Thanh Thanh trước đó cũng từng ghi dấu ấn với một số tác phẩm như: “Thóc và Đậu” - giải Nhì sáng tác cho tuổi thơ (2019), hạng mục kịch bản truyện tranh; “Mình là bạn nhé” - giải Ba cá nhân “Nhà viết kịch tài ba”, dự án Be Friend "Phòng ngừa bạo lực học đường" do Good Neighbors International (GNI) tổ chức (2020); Bài viết “Vượt lên số phận” - giải Đặc biệt cuộc thi "Vượt lên số phận" lần 6 (2023); Ý tưởng “Bảo vệ bản quyền” – giải Nhì Cuộc thi bảo vệ bản quyền quốc tế (2024).

Cũng tại buổi lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao giải Nhì cho tác phẩm “Gà mái biết... gáy” của tác giả Phan Thanh Tùng; và giải Ba cho tác phẩm “Siêu gà 9 cựa” của tác giả Nguyễn Thu Hiền.

Trao giải Ba cho tác phẩm “Siêu gà 9 cựa” của tác giả Nguyễn Thu Hiền. (Ảnh: Nhà hát Tuổi trẻ)

Phát biểu tại sự kiện, ông Um Dongyoul, Giám đốc Nhà hát SangsangMaru cho biết: Qua cuộc thi, ông đã hiểu được nhiều hơn về thế giới tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Từ kết quả cuộc thi, ông và Ban tổ chức đã tìm được những tác phẩm có thể kể câu chuyện của Việt Nam đủ sức lay động và chạm tới thế giới, đủ sức chinh phục khán giả quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua nghệ thuật sân khấu.

Giám đốc Nhà hát SangsangMaru cũng chia sẻ qua cuộc thi, ông thấy được Việt Nam có rất nhiều tác giả sân khấu tiềm năng. Ông đang ấp ủ dự định sẽ dàn dựng tác phẩm đạt giải Nhất cuộc thi dưới dạng nhạc kịch và đưa tới với đông đảo khán giả không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Hàn Quốc.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

fb yt zl tw