Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt thấp do thiếu vắc-xin

Năm 2023, việc cung ứng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho các địa phương bị gián đoạn, bởi vậy, nhiều trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin. Trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi chỉ đạt 64,1%.

Trước tình trạng tỷ lệ tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên địa bàn đạt thấp, UBND huyện Văn Bàn đã có sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn.

Ngày 8/12, Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện Văn Bàn đã ban hành Công văn số 384/VP.HĐND&UBND-VX về việc khẩn trương rà soát trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm chủng đầy đủ mũi tiêm chủng năm 2023. Trong đó đề nghị Trung tâm Y tế khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn lập danh sách cụ thể trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm đầy đủ các mũi tiêm và tham mưu phương án bảo đảm bảo vắc-xin tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Ngay sau đó, Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn đã tham mưu triển khai tiêm bổ sung vắc-xin DPT-VGB-Hib-OPV và sởi cho trẻ dưới 1 tuổi trong tháng 12 năm 2023 và được UBND huyện đồng thuận. Dự kiến có 130 trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm đủ mũi DPT-VGB-Hib-OPV và sởi.

z4999179220989-97ce00c16d4b32b196723fb64bfecea8-4920-511-2170.jpg
Cán bộ Trạm Y tế thị trấn Khánh Yên tiêm vắc-xin cho trẻ.

Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn đã tiếp nhận 2 loại vắc-xin (DPT-VGB-Hib-OPV và sởi) từ nhà cung cấp do UBND huyện liên hệ, bảo quản tại kho của Trung tâm Y tế và triển khai cấp phát vắc-xin đến các xã trước khi tiêm chủng. Chính quyền các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tại các xã đã đồng loạt vào cuộc triển khai các hoạt động truyền vận động các hộ gia đình có trẻ thuộc diện tiêm vắc-xin đến tiêm chủng đầy đủ.

Hoạt động tiêm bổ sung được triển khai đồng loạt tại 22 xã, thị trấn trong vòng 1 ngày tại trạm y tế và các điểm tiêm chủng ngoài trạm đối với các xã vùng sâu, vùng xa. Để đảm bảo tiêm an toàn, Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn cho biết: Trong đợt tiêm bổ sung đã có 124/130 trẻ được tiêm vắc-xin DPT-VGB-Hib-OPV và sởi, nâng tổng số trẻ được tiêm vắc-xin này trong năm đạt 1.022 trẻ, tỷ lệ đạt 96%. Quá trình triển khai tiêm thuận lợi, an toàn, không có trường hợp phản ứng sau tiêm, tuy nhiên còn một số trẻ hoãn tiêm do bị ốm, vắng mặt. Hoạt động tiêm bổ sung với nguồn kinh phí mua vắc-xin do địa phương chủ động đã nâng tổng số trẻ được tiêm chủng đầy đủ trên toàn huyện tính đến tháng 11 năm 2023 là 898/1.064 trẻ, đạt 84,4 %.

Trước tình trạng thiếu vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, ngành y tế đã khuyến cáo người dân có thể đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng vắc-xin dịch vụ. Hiện toàn tỉnh có 10 cơ sơ sở tiêm chủng xã hội hóa, bao gồm: Bảo Thắng 2 cơ sở, Văn Bàn 2 cơ sở, Bảo Yên 1 cơ sở, Bắc Hà 1 cơ sở và thành phố Lào Cai 4 cơ sở. Trung tâm Y tế các địa phương cũng tích cực triển khai thực hiện tốt công tác dự phòng, giám sát dịch bệnh, kịp thời phát hiện và dập dịch, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

258288237-124432540020315-2653887114059250734-n-8012-2810.jpg
Nhiều người dân đưa trẻ đến tiêm tại các phòng tiêm chủng dịch vụ.

Tuy nhiên, việc thiếu vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn. Số lượng trẻ được tiêm chủng đầy đủ trong 12 tháng chỉ đạt 7.470 trẻ trong tổng số 11.650 trẻ, đạt 64,1%, trong đó, bao gồm cả số lượng trẻ tiêm vắc- xin dịch vụ.

z4148967495281-7f8db5b723a9017570b9cac6c3e9b74c-4313-8136.jpg
Chương trình tiêm chủng mở rộng là hoạt động trọng tâm, được triển khai tốt ở các trạm y tế.

Năm 2023, trong chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ có 2 loại vắc-xin được cung ứng đủ đó là vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản có nhu cầu 34.355 liều, được cấp 36.200 liều và vắc-xin Td tiêm cho trẻ 8 tuổi phòng bệnh bạch hầu - uốn ván cấp đủ 16.800 liều.

Một số loại vắc-xin thiếu nhiều so với nhu cầu như: Vắc-xin DPT-VGB-Hib phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt thiếu từ đầu năm 2023, chỉ được cấp 1 lần duy nhất 4 nghìn liều vào tháng 7 trong khi nhu cầu rất cao là hơn 60 nghìn liều. Vắc-xin DPT tiêm cho trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván có nhu cầu 81.530 nghìn liều chỉ được cấp 10.600 liều, thiếu từ tháng 3. Vắc-xin MVVac phòng bệnh sởi có nhu cầu 50.930 liều chỉ được cấp 22.400 liều, thiếu từ tháng 7.

Các loại vắc xin như: Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B có nhu cầu 16.390 liều, chỉ được cấp 8 nghìn liều và vắc-xin MR phòng bệnh sởi, rubella có nhu cầu 95.280 liều chỉ được cấp 28.940 liều đều thiếu từ tháng 9.

Vắc-xin VAT, phòng bệnh uốn ván có nhu cầu 64.180 liều, được cấp 53.600 liều, tháng 12 đã hết vắc-xin. Vắc-xin VAT phòng bệnh uốn ván có nhu cầu 95.440 liều đã được cấp 57 nghìn liều và chưa được cấp vắc-xin để tiêm vòng 2. Đặc biệt, vắc-xin Td tiêm cho trẻ 7 tuổi có nhu cầu 21.820 liều nhưng chưa có vắc-xin...

z4148967558269-e09e9fbe35d37865d8e27bfda911f1da-4303-7368.jpg
Trẻ em cần được tiêm vắc-xin đủ và đúng lịch để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe.

Ông Phạm Văn Chiến, Phó Trưởng phòng Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Chúng tôi đã đăng ký nhu cầu vắc-xin năm 2024, hy vọng rằng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được Bộ Y tế cung ứng đầy đủ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.

Hiện nay, Bộ Y tế khẳng định đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng mở rộng, trong đó cho phép bố trí ngân sách Trung ương để Bộ Y tế đảm bảo kinh phí mua vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng trong thời gian tiếp theo.

Dự kiến đến tháng 1/2024, Bộ Y tế sẽ hoàn thành các thủ tục mua sắm 10 loại vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được đặt hàng trong nước. Số vắc-xin này được mua theo đề xuất của các tỉnh, thành để sử dụng đến tháng 6/2024.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw