Tuyên truyền về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó Biến đổi Khí hậu

Các cơ quan báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục, tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền về công tác chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Hiện trường chôn lấp hơn 2,2 triệu kg chất thải gây ô nhiễm môi trường tại Bình Dương.
Hiện trường chôn lấp hơn 2,2 triệu kg chất thải gây ô nhiễm môi trường tại Bình Dương.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan báo chí; các nhà xuất bản về việc tăng cường thông tin, tuyên truyền tuyên truyền Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị.

Ngày 19/8/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 165-HD/BTGTW tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

Các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII và Kết luận số 81-NQ/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan công tác chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng dẫn, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương kịp thời, thiết thực, hiệu quả.

Mở các chuyên trang, chuyên mục, tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền về công tác chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tăng cường các tin, bài tuyên truyền bảo vệ môi trường theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, các bon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi hệ sinh thái, hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa các bon, các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền về bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển. Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cùng đó, biểu dương, khích lệ những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các hoạt động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc để kích động, cản trở việc thực thi pháp luật, cản trở triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, lợi dụng những vấn đề phức tạp trong hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.

Đối với hệ thống thông tin cơ sở, các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở và tuyên truyền viên cơ sở thực hiện tuyên truyền về triển khai thực hiện Kết luận số 81-NQ/TW, các nội dung của Nghị quyết số 24-NQ/TW, Kết luận số 56-KL/TW và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, phòng, chống thiên tai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên.

Các nhà xuất bản ưu tiên, lựa chọn đầu tư xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền, phân tích, đánh giá việc chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường biển, thu gom xử lý rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường, sử dụng bền vững không gian biển và hải đảo.

Bên cạnh đó, các nhà xuất bản xem xét, rà soát kỹ các xuất bản phẩm phù hợp đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác chủ động ứng phó với Biến đổi Khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường...

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nhà xuất bản triển khai thực hiện, báo cáo đột xuất và định kỳ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Sau một thời gian tập trung khai thác các tình tiết tạo drama, thị phi thái quá, phim truyền hình đang có những thay đổi lớn về nội dung. Ở đó, dù vẫn là đề tài quen thuộc như gia đình, hình sự… nhưng yếu tố giải trí, hài hước, những câu chuyện nhân văn gần gũi với đời sống đã được hướng tới.

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Tối 22/9, chương trình nghệ thuật mang tên "Nghĩa tình phương Nam" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Lalaland - phòng trà Không Tên tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9 và VTV Cần Thơ. Rất nhiều nghệ sỹ đến từ 3 miền đã góp mặt trong chương trình nhằm quyên góp ủng hộ người dân thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai và bà con miền Bắc tái thiết sau bão số 3.

Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Tối 22/9, chương trình "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" số 3 với chủ đề "Vì những mùa trăng an bình" của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ đã quyên góp được hơn 2 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, đồ cứu trợ dành cho đồng bào vùng bị bão, lũ.

fbytzltw