Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Sáng 22/9, tại Đền Thượng, Ban Quản lý Di tích thành phố Lào Cai tổ chức Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1300 -2024).

z5855737605462_c1b16a34e3357196f81b8e41e1bdf67a.jpg
Các đại biểu tham dự lễ dâng hương tưởng niệm.

Tham dự lễ dâng hương tưởng niệm có các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Lào Cai, lãnh Sở Văn hóa Thể thao; đại biểu một số sở, ban, ngành; Câu lạc bộ bảo tồn thực hành tín ngưỡng Đạo Mẫu tỉnh Lào Cai và Nhân dân.

Lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tăng cường sự phối kết hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và Nhân dân trong công tác bảo vệ, khai thác, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Lào Cai theo đúng quy định của Nhà nước. Bảo tồn, phục dựng và phát triển các giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo; duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân, du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt là tôn vinh người Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong sự nghiệp giữ nước, bảo vệ nên độc lập dân tộc.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh ngày 10/2/1228 ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) - là vị Anh hùng dân tộc, đã 3 lần lãnh đạo đánh thắng quân Nguyên xâm lược ở thế kỷ XII. Cả cuộc đời ông đã cống hiến cho đất nước và nền nghệ thuật quân sự nước nhà, đặt cơ sở cho sự hình thành binh pháp Việt Nam. Sau khi qua đời vào năm 1300, Hưng Đạo Vương được nhân dân tôn thờ là Đức Thánh Trần và lập đền thờ khắp cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm 'Tụ' - lan tỏa vẻ đẹp hồi sinh của thiên nhiên

Triển lãm 'Tụ' - lan tỏa vẻ đẹp hồi sinh của thiên nhiên

Không đơn thuần là hành trình cùng nhau thực hiện một triển lãm tranh, "Tụ" đánh dấu sự kết hợp của 5 họa sĩ đến từ Hải Dương. Họ gặp nhau ở niềm đam mê hội họa. Từ những bản sắc riêng biệt, đậm dấu ấn cá nhân, các họa sĩ đã làm nên "Tụ" với những câu chuyện riêng nhưng ở đó ta thấy được đời sống của nghệ thuật hôm nay.

Dấu xưa Lão Nhai

Dấu xưa Lão Nhai

Trong ký ức của nhiều người dân thành phố Lào Cai, Lão Nhai là một hình ảnh quen thuộc, đầy ắp những câu chuyện xưa cũ, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của thành phố.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Sau một thời gian tập trung khai thác các tình tiết tạo drama, thị phi thái quá, phim truyền hình đang có những thay đổi lớn về nội dung. Ở đó, dù vẫn là đề tài quen thuộc như gia đình, hình sự… nhưng yếu tố giải trí, hài hước, những câu chuyện nhân văn gần gũi với đời sống đã được hướng tới.

fbytzltw