Từng bước xóa sổ 'truyền thông bẩn'

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, thuật ngữ “smear campaign” hay còn gọi là “truyền thông bẩn” ngày càng xuất hiện nhiều trên phạm vi toàn cầu như một vấn đề nghiêm trọng với những ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, doanh nghiệp, xã hội.

Theo các chuyên gia, “truyền thông bẩn” là cụm từ miêu tả việc sử dụng các phương tiện truyền thông để lan truyền thông tin sai lệch, không chính xác, không minh bạch, hoặc giữa các nhóm lợi ích khác nhau để tạo ra sự đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức, cá nhân, hoặc thậm chí cả một quốc gia. Cụ thể hơn, “truyền thông bẩn” có thể chỉ đơn giản hướng tới thu hút sự chú ý của công chúng để đánh bóng tên tuổi bản thân, hoặc cố tình bôi nhọ nhằm kéo giảm uy tín của đối thủ như một chiến lược trong giới showbiz, doanh nghiệp...

Mới đây, không ít kẻ đóng vai “anh hùng chính nghĩa” đăng tải nhiều clip “bóc phốt” cá nhân, doanh nghiệp. Những quan điểm trong các clip này đều không có bằng chứng xác thực đi kèm nhưng vẫn thu hút lượng lớn người xem xuất phát từ sự tò mò và nhu cầu tìm kiếm thông tin về vấn đề liên quan. Đơn cử, trong lĩnh vực giáo dục, tài khoản có tên “Trùm phốt IELTS” từng là nỗi ám ảnh của không ít doanh nghiệp khởi nghiệp về mảng giảng dạy tiếng Anh.

Với những chiêu trò tinh vi, đối tượng nắm giữ tài khoản liên tục đăng tải bài viết thiếu căn cứ để hạ thấp uy tín nhà khởi nghiệp non trẻ. Mục đích chính của đối tượng là thu tiền “bảo kê” thông tin trên mạng xã hội. Chỉ cần nộp đủ tiền “mãi lộ”, doanh nghiệp sẽ được tung hô hết lời. Ngược lại, nếu cố tình phớt lờ khi bị nêu tên, kẻ tự xưng là “Trùm phốt IELTS” sẽ dùng mọi thủ đoạn để bẻ hướng dư luận nhằm hủy hoại danh dự của doanh nghiệp. Hành vi này sau đó đã bị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phát hiện, xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng, sau khi bị “sờ gáy”, đối tượng vẫn tiếp tục hành vi nêu trên với những cách làm tinh vi hơn...

Ở Việt Nam, luật pháp đang không ngừng được hoàn thiện, dần tiệm cận với những đất nước phát triển trên toàn cầu. Trong đó, tiêu biểu có các quy định về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ cho tới tù giam. Để thượng tôn pháp luật, thực thi có hiệu quả Bộ luật Hình sự nói chung, xử lý triệt để những bức xúc về “truyền thông bẩn” núp bóng các quyền tự do dân chủ nói riêng, cơ quan chức năng cần siết chặt hơn nữa các chính sách, quy định liên quan quản trị mạng xã hội.

Hiện nay, thiết bị công nghệ, mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Giới chuyên môn đã đưa ra khái niệm “công nghệ thuyết phục” (persuasive technology) để chỉ việc thu thập dữ liệu, phân tích hành vi người dùng để “gây nghiện”. Nói cách khác, càng tiếp cận mạng xã hội, con người càng dễ bị ảnh hưởng cả về tính cách lẫn thế giới quan, thậm chí khiến một bộ phận người dùng bị phụ thuộc, mất đi tư duy phản biện và khả năng nhận diện “truyền thông bẩn”.

Vì vậy, cơ quan chức năng cần tăng cường đấu tranh, từng bước xóa sổ “truyền thông bẩn”. Bởi trên mọi lĩnh vực và trong cả cuộc sống tâm tư, tình cảm, “truyền thông bẩn” đã và đang khiến mọi thứ trở nên mơ hồ, tiếp sức cho những thứ gọi là “quyền lực ảo”, đánh đổ niềm tin về tất cả mọi điều diễn ra trong cuộc sống thực.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo về 'bẫy' lừa đảo mạo danh cuộc thi vẽ tranh quốc tế

Cảnh báo về 'bẫy' lừa đảo mạo danh cuộc thi vẽ tranh quốc tế

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa chính thức phát thông báo về việc không bảo trợ, không hợp tác, không phối hợp tổ chức cuộc thi có tên "Cuộc Thi Vẽ Tranh Quốc Tế Trẻ Em 2025 - Kao International Environment Painting Contest" được quảng cáo liên tục trên mạng xã hội thời gian qua.

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

fb yt zl tw