Tưng bừng lễ hội đền Hai Cô xã Kim Sơn

Ngày 1/3, UBND xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên) phối hợp với Ban Quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội đền Hai Cô xã Kim Sơn năm 2024.

IMG_6291.jpeg
Tiết mục văn nghệ do Nhân dân xã Kim Sơn biểu diễn tại lễ hội.

Lễ hội nằm trong chuỗi hoạt động văn hoá, lễ hội, du lịch của huyện Bảo Yên năm 2024.

IMG_6289.jpeg
Quang cảnh lễ hội.

Dự lễ hội có lãnh đạo UBND huyện Bảo Yên, các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện; người dân xã Kim Sơn và đông đảo du khách thập phương.

IMG_6354.jpg
Đại biểu và đông đảo người dân, du khách thập phương tham dự lễ hội.

Đền Hai Cô xã Kim Sơn toạ lạc bên tả ngạn sông Hồng, thuộc thôn Kim Quang, xã Kim Sơn. Tên gọi đền Hai Cô gắn liền với nhân vật được thờ là Hai Cô đã đi theo quan quân nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII và đã anh dũng hy sinh tại vùng đất Kim Sơn. Để ghi nhớ công lao của Hai Cô, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ.

IMG_6325 (1).jpeg
IMG_6311.jpeg
Màn rước lễ về đền Hai Cô.

Ngày 28/12/2018, đền Hai Cô được UBND tỉnh Lào Cai quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

IMG_6355.jpg
Đại biểu và Nhân dân xã Kim Sơn dâng hương, lễ vật tại đền.

Hiện nay, đền Hai Cô đã được HĐND huyện Bảo Yên ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo giai đoạn 1 với tổng kinh phí 14,5 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục công trình: Đền chính, nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà ban quản lý, giải phòng mặt bằng, đầu tư một số hạng mục khác đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc của đền…

Lễ hội đền Hai Cô được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng hằng năm, thu hút hàng trăm người dân, du khách thập phương về tham dự. Đây là dịp để tưởng nhớ công lao của Hai Cô, đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Qua đó, thu hút khách tham quan, chiêm bái, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh của huyện.

IMG_6339.jpeg
Tổ chức đua mảng trên sông giữa các thôn của xã Kim Sơn.
IMG_6343.jpeg
Người dân hào hứng tham gia các trò chơi dân gian tại lễ hội.

Ngay sau phần lễ, đông đảo người dân và du khách thập phương đã tham gia phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn và các trò chơi dân gian như ném còn, bịt mắt bắt vịt, kéo co, đua mảng trên sông…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw