Từ thiện và nghệ thuật

Dùng tác phẩm nghệ thuật để đấu giá gây quỹ cho các hoạt động thiện nguyện vốn là câu chuyện đẹp trong xã hội lâu nay. Nhưng cũng không có nghĩa vì mục đích nhân văn, mà người có lòng phải xí xóa cho những tác phẩm chưa thực sự xứng tầm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Câu chuyện một triển lãm góp vào quỹ thiện nguyện cho trẻ em khuyết tật đang diễn ra tại TPHCM, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ bởi nghĩa cử cao đẹp của cuộc trưng bày và sự nổi tiếng của tác giả, nhưng để lại nhiều suy tư cho những người yêu nghệ thuật thật sự.

Không gian triển lãm không quá rộng với lối thiết kế tinh giản, hứng trọn ánh sáng tự nhiên và đèn trần, bày biện vào đó thật nhiều gối bông hình trái tim, được may bằng vải trơn không có bất kỳ hoa văn nào trên đó. Những chiếc gối hình trái tim nằm ngổn ngang trong không gian, người dự triển lãm thoải mái chụp ảnh, chạm vào gối bông và có thể mua mang về, số tiền này dùng vào việc gây quỹ thiện nguyện.

Để lý giải cho tính nghệ thuật trong triển lãm này, nhiều người cho rằng đây là hình thức conceptual art (tạm dịch: nghệ thuật khái niệm). Nhưng nếu gọi đó là conceptual, điều này cũng không hoàn toàn đúng với việc chỉ cần có concept (tạm dịch: ý tưởng/ý niệm), thì sẽ ra được tác phẩm nghệ thuật. Và thông điệp hay ý tưởng của tác giả thông qua tác phẩm cũng không diễn tới được với người xem, mà buộc lòng phải chú thích bằng ngôn từ thật nhiều.

Thước đo thành công của một tác phẩm nghệ thuật được nhìn nhận ở nhiều góc độ, nhưng một tác phẩm theo hình thức nghệ thuật khái niệm, người xem không chỉ tương tác qua thị giác mà còn có xúc giác, thính giác, thậm chí khứu giác…, phải dùng thật nhiều ngôn từ để miêu tả thông điệp tác phẩm, thì đó có lẽ là một thất bại nhiều hơn thành công.

Với tác phẩm tối giản, không đơn giản chỉ là quẹt miếng mực rồi rao bán giá vài ngàn USD. Tối giản đúng nghĩa là một tác phẩm được lược bỏ những điều “không cần thiết” theo ý đồ của tác giả, giữ lại những ý nghĩa được chắt lọc, thể hiện bằng hình dáng, đường nét và màu sắc siêu chắt lọc… Nó hoàn toàn khác với việc tạo dựng một tác phẩm nửa vời và sau đó, mọi thứ đều phải diễn giải bằng ngôn từ.

Tiêu chuẩn của một tác phẩm đương đại rất rộng và nó không dừng ở khái niệm đẹp hay mô phỏng một sự vật, sự việc nữa, vì những việc đó, máy ảnh hay điện thoại đều có thể làm được… Và tác phẩm để gọi là đương đại không thể là một sự tùy ý hay ngẫu hứng, mỗi chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất vẫn lồng ghép ý niệm nghệ thuật và học thuật một cách tinh tế.

Người làm truyền thông giỏi, đông đảo lượt theo dõi trên mạng xã hội, chắc chắn sẽ tạo được một triển lãm có sức hút với khán giả. Nhưng sức hút này phản ánh chiều sâu trong thưởng thức mỹ thuật của người tham gia hay chỉ là bề nổi của trào lưu check-in, hẳn là vấn đề cần suy ngẫm để nâng tầm thẩm mỹ cộng đồng.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw