Tự hào là dân Vĩnh Bảo

Đó là tâm sự của Giáo sư (GS), Tiến sĩ (TS), Nhà giáo Nhân dân (NGND) Nguyễn Quang Ngọc tại đêm giao lưu nghệ thuật “Lung linh Vĩnh Bảo” vừa được tổ chức. Còn Nghệ sĩ Ưu tú Trần Lực thì khẳng định, anh yêu quê mình không chỉ vì vùng đất “Giang san như họa bút sinh hương” như cụ Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm miêu tả mà còn bởi khói thuốc lào say đắm, bởi những con người hết mực yêu thương…

Vùng đất địa linh nhân kiệt

Theo GS, TS, NGND Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nếu tính từ ngày triều đình nhà Nguyễn chấp nhận đề nghị của Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Công Trứ thành lập huyện Vĩnh Bảo thì năm 2018 này huyện Vĩnh Bảo tròn 180 tuổi. Thế nhưng vùng đất này trước đó đã được ghi nhiều vào sử sách bởi đây là quê hương của Danh nhân văn hóa Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm và rất nhiều cử nhân, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Đền thờ Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học.
Đền thờ Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học.

Trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21, Vĩnh Bảo tiếp tục khẳng định là vùng đất hiếu học. Nhiều người ngạc nhiên bởi các lớp học “trường làng” ở Vĩnh Bảo lại có học sinh đỗ thủ khoa đại học; đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Cách đây mấy năm, nhiều tờ báo đã giật tít “Một lớp học có 3 thủ khoa và 1 á khoa đại học”. Lớp học đó thuộc Trường THPT Vĩnh Bảo.  

Nghệ sĩ Ưu tú Trần Lực kể rằng: Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học nghệ thuật ở xã Cổ Am (Vĩnh Bảo). Ông nội anh là nhà văn Trần Tiêu (em trai nhà văn Khái Hưng), cha là Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng. Chính vùng đất "địa linh, nhân kiệt" của quê hương là điểm tựa chắp cánh những ước mơ của các nghệ sĩ, trong đó có anh.

 Anh hùng trong kháng chiến, điển hình trong hòa bình

Từ ngày có Đảng, Vĩnh Bảo được cả nước biết đến bởi nơi đây đã cung cấp cho Đảng nhiều cán bộ có đức, có tài; nơi chứng kiến nhiều chiến công vang dội khiến kẻ thù khiếp sợ. Hàng vạn thanh niên Vĩnh Bảo đã hăng hái lên đường ra mặt trận, trong số đó, gần 5.000 người con ưu tú đã anh dũng chiến đấu hy sinh bảo vệ quê hương đất nước; hơn 3.000 thương binh; gần 12.500 tập thể, cá nhân được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương. Kết thúc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ, quân, dân Vĩnh Bảo và 6 xã: Cổ Am, Đồng Minh, Cao Minh, Tam Đa, Dũng Tiến, Liên Am; 2 đơn vị trung đội du kích tập trung của huyện và Tiểu đoàn “Đường 10 quật khởi” được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Vĩnh Bảo năm 1938 tại xã Cổ Am.
Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Vĩnh Bảo năm 1938 tại xã Cổ Am.

Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Bảo không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và trở thành điển hình trong phong trào thi đua của TP Hải Phòng. Năng suất lúa trong nhiều năm qua luôn ở vị trí dẫn đầu thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực. Toàn huyện đã thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, triển khai thực hiện được hơn 113,5ha sản xuất lúa đặc sản có liên kết và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; triển khai thực hiện mở rộng dự án nông nghiệp công nghệ cao tại 2 xã Tân Liên và Tam Đa, tổng diện tích là 161,5ha…

Đô thị trong tương lai

Vào những ngày này, Vĩnh Bảo như một công trường. Quốc lộ 37 đoạn vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm đang gấp rút thi công. Trong tương lai không xa, gần 10km đường từ thị trấn Vĩnh Bảo đến xã Lý Học sẽ như một công viên lớn với đôi bờ sông Chanh Dương thơ mộng được kè đá và đường thảm nhựa phẳng lỳ kèm theo những hàng dừa, vạt hoa, thảm cỏ. 3 khu công nghiệp của huyện (Vinh Quang, An Hòa, Giang Biên 2), 3 cụm công nghiệp (Tân Liên, Dũng Tiến-Giang Biên, Cầu Nghìn) rộn vang tiếng máy và tiếng cười của công nhân lúc tan ca.

Khánh thành Trung tâm văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, công trình chào mừng 180 năm thành lập huyện Vĩnh Bảo.
Khánh thành Trung tâm văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, công trình chào mừng 180 năm thành lập huyện Vĩnh Bảo.

Theo bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Vĩnh Bảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì Vĩnh Bảo trong thời gian tới sẽ phát triển thành một địa phương có cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp tiên tiến, có công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm cao, tăng trưởng xanh và trở thành trọng điểm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hải Phòng. Giá trị sản xuất giai đoạn 2026-2030 tăng 12,51%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng (2.325USD) vào năm 2020; 85 triệu đồng (3.953USD) vào năm 2025 và 108,57 triệu đồng vào năm 2030 theo giá hiện hành.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2020 là 75%, năm 2025 là 90%, năm 2030 là 100%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,3% vào năm 2020, 95% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030. Phấn đấu 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn về nông thôn mới và huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 75%, năm 2025 đạt 85%, năm 2030 đạt 90%.

Trong tương lai không xa, Vĩnh Bảo có thể sẽ trở thành một đô thị, nhưng những người yêu mến Vĩnh Bảo mong rằng, những truyền thống tốt đẹp của vùng đất địa linh nhân kiệt phải được gìn giữ và niềm tự hào là dân Vĩnh Bảo sẽ mãi mãi trường tồn.

Quân đội nhân dân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

fb yt zl tw