Từ 15/8, dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu được áp dụng khung giá mới

Từ hôm nay (15/8), giường bệnh theo yêu cầu loại 1 giường/phòng có giá tối thiểu là 180.000 đồng, tối đa là 4 triệu đồng/ngày. Giá khám bệnh không được thu quá 500.000 đồng/lượt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Thông tư 13 của Bộ Y tế ban hành ngày 1/7, các loại giá khám chữa bệnh theo yêu cầu trên sẽ chính thức áp dụng từ ngày 15/8. Thông tư này được kỳ vọng sẽ loại bỏ tình trạng mỗi bệnh viện một giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu như nhiều năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên một văn bản quy phạm pháp luật riêng về khám chữa bệnh theo yêu cầu được Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, khung giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện hạng đặc biệt (như Bạch Mai, Việt Đức, 108, Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Thái Nguyên), hạng 1 (như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Xanh Pôn, Thanh Nhàn (Hà Nội), Từ Dũ TP.HCM...) tối thiểu là 100.000 đồng/lượt và tối đa 500.000 đồng/lượt. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh khác (như Đa khoa Đống Đa, Việt Nam - Cu Ba (Hà Nội), những bệnh viện hạng II...), giá tối thiểu là 30.500 đồng và tối đa là 300.000 đồng/lượt.

Riêng trường hợp mời nhân lực trong nước, nước ngoài đến khám, tư vấn sức khỏe, đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.

Tại các bệnh viện lớn, mức giá khám bệnh theo yêu cầu được thực hiện theo nhiều "bậc" khác nhau. Cao nhất thường là mức giá áp dụng cho lựa chọn khám giáo sư, phó giáo sư, trưởng khoa, phó khoa (nhiều nơi áp giá 500.000 đồng/lượt), giảm dần khi lựa chọn khám tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ thường...

Giá giường bệnh theo yêu cầu tối thiểu 180.000 đồng/ngày giường, tối đa 4 triệu đồng/ngày giường đối với loại 1 giường/phòng.

Loại giường điều trị nội trú Giá tối thiểu (đồng) Giá tối đa (đồng)
1 giường/phòng 180.000 4 triệu
2 giường/phòng 150.000 3 triệu
3 giường/phòng 150.000 2,4 triệu
4 giường/phòng 150.000 1 triệu

Theo thông tư này, có 1.937 loại dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu được quy định mức giá tối đa và tối thiểu.

Theo khung giá này, phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực có giá tối đa cao nhất, hơn 134 triệu đồng, tối thiểu 91 triệu đồng.

Giá một số dịch vụ y tế có giá lớn khác như: siêu âm Doppler màu tim 4D không vượt quá 826.000 đồng/lượt; chụp CT 32 dãy có thuốc cản quang không vượt quá 1.584.000 đồng/lượt; chụp CT Scanner từ 262 dãy trở lên có thuốc cản quang không vượt quá 5.250.000 đồng/lượt; chụp cộng hưởng từ (MRI) có thuốc cản quang không vượt quá 3.701.000 đồng/lượt;...

Mức giá tối thiểu của các dịch vụ kỹ thuật trong danh mục khám chữa bệnh theo yêu cầu theo Thông tư 13/2023 tương đương hoặc nhỉnh hơn vài trăm nghìn so với với khung giá được quy định theo Thông tư 13 (sửa đổi Thông tư 39/2018) và 14 (sửa đổi Thông tư 37/2018) do Bộ Y tế ban hành năm 2019.

Hiện người dân đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế có 3 hình thức, gồm: (1) Khám theo bảo hiểm y tế (chi trả theo quy định tại Thông tư 13/2019 của Bộ Y tế), (2) khám không theo bảo hiểm y tế nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (chi trả theo Thông tư 14/2019 của Bộ Y tế), (3) khám theo yêu cầu.

Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn khám theo yêu cầu theo Bộ Y tế chỉ dưới 10%, tại các bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh, ở tuyến huyện hầu như không có. Bộ Y tế khẳng định bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu lần đầu được ban hành này chỉ áp dụng cho đối tượng số 3, không tác động đến đối tượng số 1 và 2.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề xuất đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc

Bộ Y tế đề xuất đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc

Bộ Y tế đề xuất quy định các nội dung ưu đãi/đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thuốc công nghệ sinh học... trong dự thảo Luật Dược sửa đổi.

Chung tay ngăn chặn tình trạng kháng thuốc

Chung tay ngăn chặn tình trạng kháng thuốc

Năm 2023, Tuần lễ Nhận thức về kháng thuốc thế giới có chủ đề “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc” với nhiều hoạt động được tổ chức từ ngày 18 đến 24/11 nhằm nâng cao nhận thức của người dân về kháng thuốc, đồng thời thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt và hạn chế các tác nhân gây kháng thuốc.

Kết luận vụ việc học sinh ở Trường THCS Pom Hán rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa

Kết luận vụ việc học sinh ở Trường THCS Pom Hán rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa

Như thông tin Báo Lào Cai đã đưa, ngày 25/9/2023, một lớp học của Trường THCS Pom Hán, thành phố Lào Cai khi triển khai tiết học khoa học tự nhiên (Hóa) có nội dung cho học sinh trải nghiệm làm trà sữa ngay trên lớp. Sau khi học sinh thưởng thức sản phẩm do tự tay mình làm, một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đau đầu, đi ngoài phân lỏng…

Làm chậm tiến triển kháng thuốc

Làm chậm tiến triển kháng thuốc

Từ ngày 20 - 21/11, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức FHI 360 và các đối tác tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng 'Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc'.

Nâng cao nhận thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nâng cao nhận thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được tổ chức vào 16/11 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức về bệnh và đảm bảo tất cả bệnh nhân hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất, giúp giảm gánh nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cải thiện cuộc sống của người bệnh.

fb yt zl tw