Trưởng thôn gương mẫu, tận tụy

LCĐT -Tích cực vận động người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đóng góp ngày công, vật lực để tu sửa nhà văn hóa, mở mới và đổ bê tông đường liên thôn… Đó là những công việc thường ngày của anh Nguyễn Văn Thuật, Trưởng thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng).

Đi đầu xây dựng vùng kinh tế mới

Những năm 60 của thế kỷ trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước, những người dân của tỉnh Hà Nam Ninh, Hải Phòng lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Sơn Hải. “Nam Hải” được ghép từ tên của quê cũ, “Nam” trong Hà Nam Ninh và “Hải” trong Hải Phòng như một sự tri ân với quê hương.

Trưởng thôn gương mẫu, tận tụy ảnh 1Anh Nguyễn Văn Thuật
 

Sinh ra trong gia đình có 5 người con thuộc thế hệ thứ 2 trên vùng quê mới, tuổi thơ của anh Nguyễn Văn Thuật trải dài với những tháng ngày gian khó. Trong ký ức tuổi thơ của người trưởng thôn tuổi ngoại tứ tuần này, khi ấy nơi đây là vùng đất hoang hóa, bạc màu, nuôi con gì, trồng cây gì cũng khó. Chỉ ra con đường liên thôn đã được đổ bê tông, anh Thuật hoài niệm: Ngày mới dựng làng, đây là con đường mòn, xe đạp tránh nhau còn khó, có đoạn chạy men theo chân đồi, đoạn lại bì bõm bên ruộng sâu. Trời nắng ra trung tâm xã đã ngại, trời mưa lại càng gian nan, vậy nên sản phẩm bà con làm ra chủ yếu tự sản, tự tiêu, kinh tế vì thế vẫn dậm chân tại chỗ.

Năm 2010, anh Thuật được bà con trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Hiểu được căn nguyên việc chậm phát triển của thôn là do đoạn đường đến với “văn minh” còn nhiều trở ngại, anh đã thuyết phục bà con chung sức mở rộng con đường. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 đến năm 2017, với cương vị trưởng thôn, anh cùng các ban, ngành, đoàn thể tích cực vận động người dân đóng góp tiền và ngày công lao động đổ bê tông gần 2 km đường trục thôn, mở rộng hơn 1 km đường vào xóm.

Để tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, người dân trong thôn còn chung tay làm tuyến đường hoa dài 3,5 km, lắp điện chiếu sáng cho 3 km đường thôn, với tổng trị giá cả trăm triệu đồng.

Đường trục thôn được mở rộng thênh thênh, bê tông phẳng lỳ, lại có điện chiếu sáng ban đêm nên người xe qua lại nườm nượp, hàng hóa giao thương được thuận lợi, là cơ hội để bà con trong thôn mở rộng sản xuất. Đặc biệt, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ, anh Thuật vận động bà con vay vốn ưu đãi lãi suất, đầu tư giống cây, con mới để phát triển kinh tế gia đình, như nuôi gà, cá, lợn, trồng quế…

Đến nay, thôn có vài trăm ha rừng, trồng các giống cây lâm nghiệp cho kinh tế ổn định như quế, bồ đề. Nhiều hộ thu tới vài trăm triệu đồng mỗi năm, điển hình như hộ bà Lê Thị Ngọc có mô hình chăn nuôi tổng hợp thu từ 200 triệu đồng trở lên; hộ ông Nguyễn Văn Cần chăn nuôi gà quy mô lớn, kết hợp phát triển kinh tế rừng, mỗi năm thu vài trăm triệu đồng…

Gương mẫu trong phát triển kinh tế hộ

Nhà trưởng thôn Nguyễn Văn Thuật nằm ngay đầu thôn. Ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự nhà vườn. Trong khu đất vườn rộng gần 1.000 m2, anh quy hoạch nơi nuôi gà theo hình thức bán chăn thả, nuôi lợn giống, lợn thịt và trồng cây ăn quả, trồng rau, màu. Anh Thuật nói: Mình là trưởng thôn, phải gương mẫu trong mọi phong trào, nhất là việc phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Có thành công mới có khả năng và kinh nghiệm để tư vấn, giúp đỡ bà con.

Với quan điểm đó, anh Thuật cùng gia đình tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Nhờ sự nhanh nhạy trong sản xuất và đặc biệt là kiên trì, bền bỉ, gia đình anh từng bước vượt qua khó khăn, trở thành hộ tiêu biểu của thôn về phát triển kinh tế. Với mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu khoảng 200 triệu đồng.

Thành công trong việc nuôi gà theo quy mô lớn, gia đình anh Thuật luôn là địa chỉ sản xuất giỏi để bà con trong thôn, trong xã học tập kinh nghiệm. Gia đình bà Lương Thị Thanh ở thôn Nam Hải, cách đây 5 năm thuộc diện hộ nghèo. Mấy năm nay, học hỏi gia đình anh Thuật cách phát triển kinh tế, gia đình bà Thanh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đến nay, gia đình bà đã thoát khỏi diện hộ nghèo. Bà Thanh bộc bạch: Trước đây, khi thấy nhà anh Thuật và một số hộ khác đưa các cây, con giống mới vào sản xuất, không ít người nghi ngờ về sự thành công, bởi không hiểu những cây, con đó có phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương mình không. Tuy nhiên, từ thành công của các hộ, đặc biệt là của gia đình trưởng thôn, chúng tôi yên tâm làm theo.

Thôn Nam Hải hiện có 234 hộ thì có tới 50% hộ thuộc diện khá, giàu (thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên), 97% hộ đã xây được nhà kiên cố.

Nhận xét về Trưởng thôn Nguyễn Văn Thuật, ông Bùi Quang Uyên, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải khẳng định: Anh Thuật là trưởng thôn tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, là gương điển hình trong phát triển kinh tế và vận động người dân xây dựng nông thôn mới.                  

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw