Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát nhận Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam

Sáng 6/1, Đoàn công tác của Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để đón nhận Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho tấm tranh thêu thổ cẩm “Trường học vùng cao”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
bx1-840.jpg
Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát nhận Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam.

Theo đó, sáng 6/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã tổ chức Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53 với chủ đề “Khát vọng tuổi 20: Không ai đánh thuế ước mơ - cứ đi rồi sẽ thành đường”, kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (2004 - 2024).

Trong khuôn khổ chương trình hội ngộ, Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát đã nhận Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho tấm tranh thêu “Trường học vùng cao” là “Tấm tranh thêu thổ cẩm lớn nhất do các nữ sinh Trung học Phổ thông thực hiện, có chủ đề về các địa danh tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.

3-6429.jpg
Tấm tranh thêu “Trường học vùng cao” được thực hiện trong 2 năm.

Tấm tranh thêu thổ cẩm có diện tích 18 m2, được các nữ sinh của Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát thực hiện vào thời gian ngoài giờ lên lớp trong suốt 2 năm. Nội dung tấm tranh thêu là câu chuyện kể về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường gắn liền với các địa danh nổi tiếng của huyện biên giới Bát Xát, Lào Cai.

Tấm tranh mang ý nghĩa nhân văn cao cả là: Giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục bản sắc văn hóa; quảng bá du lịch; tôn vinh vẻ đẹp của quê hương, đất nước; khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội hiện đại; ca ngợi các nhà giáo vùng cao gây dựng sự nghiệp từ trong khó khăn, gian khổ, từng bước vượt qua thử thách cùng với sự giúp đỡ, che chở, bao bọc của Nhân dân; đồng thời kêu gọi bảo tồn nghề thêu tay truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Đây là niềm vinh dự, tự hào của thầy và trò Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát, đồng thời là động lực mạnh mẽ để nhà trường tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh là nơi gửi gắm niềm tin, ước mơ của các học sinh vùng cao Bát Xát.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

fb yt zl tw