Trúng tuyển vào đại học không khó, khó ở quyết định có nhập học hay không

Số liệu Bộ GD&ĐT công bố cho thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 con số thí sinh trúng tuyển và thí sinh nhập học. Trong khi tỉ lệ thí sinh trúng tuyển lên tới 92,7% thì thực tế không ít trường đại học chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu.

20170810151646-thi-sinh-16941623037971679497723.jpg
Có nhiều lý do khiến thí sinh không chọn đăng ký vào đại học hay từ chối xác nhận nhập học - Ảnh minh họa.

Cứ 10 người đăng ký xét tuyển có tới 9,2 người trúng tuyển

Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2023, cả nước có 1.002.100 thí sinh tốt nghiệp THPT. Trong số này, 660.258 thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH (chiếm 65,9% số dự thi).

So với 2022, năm nay dù số thí sinh thi tốt nghiệp THPT giảm, nhưng số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH vẫn tăng 4,56%.

Chỉ riêng đợt 1, tỉ lệ trúng tuyển đại học (ĐH) lên tới 92,7% (tương đương khoảng 610.000 thí sinh).

Trong đó có 49,1% thí sinh đã trúng tuyển ở nguyện vọng 1. Số thí sinh trúng tuyển ở 3 nguyện vọng đầu tiên chiếm 74,9%; số thí sinh đăng ký xét tuyển và trúng tuyển ở 5 nguyện vọng đầu tiên là 85,1%.

Như vậy, nhìn vào số liệu trên có thể thấy, gần như thí sinh cứ đăng ký xét tuyển là trúng tuyển. Trung bình mỗi thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,74 nguyện vọng.

Thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học

Tuy nhiên, thí sinh trúng tuyển không đồng nghĩa với số thí sinh theo học ĐH. Theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố, năm 2022 chỉ có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học (tính trên tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp cùng năm, tỉ lệ nhập học ở mức 49,2%). Con số nhập học năm 2023 dự kiến tương tự như trên.

Năm 2021, kết quả xét tuyển sau lọc ảo và nhập học đợt 1 bằng kết quả thi THPT cho thấy, mặc dù tỉ lệ trúng tuyển rất cao so với chỉ tiêu, nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp. Cụ thể, có 390.182 thí sinh trúng tuyển (vượt 26,98% so với chỉ tiêu), nhưng chỉ 60,45% trong số đó nhập học (235.873 thí sinh).

Như vậy, theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố cho thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 con số thí sinh trúng tuyển và thí sinh nhập học.

Trong khi tỉ lệ thí sinh trúng tuyển lên tới 92,7% thì thực tế không ít trường ĐH chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Như vậy, có một tỉ lệ đáng kể thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học.

Có nhiều lý do khiến thí sinh không chọn đăng ký vào ĐH hay từ chối xác nhận nhập học, như: Thay đổi mục tiêu tương lai, du học, học nghề, xuất khẩu lao động, đi làm ngay hay muốn nhập học vào trường khác bằng nguyện vọng bổ sung... Trong đó đáng chú ý là nhóm lý do liên quan đến yếu tố tài chính.

Từ chối vào đại học để tìm một cách học tập khác tiết kiệm chi phí hơn, hay vào đời sớm để có thu nhập… đang là thực tế của nhiều học sinh khó khăn.

Ngày 8/9 là hạn cuối thí sinh trúng tuyển ĐH cần hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống tuyển sinh chung.

Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.

Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Sau những mất mát nặng nề do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong những năm qua trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư đã ổn định. Những ngôi nhà mới khang trang mọc lên thay thế cho cảnh hoang tàn sau thiên tai, mở ra một hành trình hồi sinh bền vững nơi rẻo cao.

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng từ 1/7/2025

Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng từ 1/7/2025

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, từ ngày 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên, không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo với mức dự kiến 500.000 đồng/tháng.

Thu hẹp bất bình đẳng kép, kiến tạo phát triển bền vững ở những vùng dân tộc thiểu số

Thu hẹp bất bình đẳng kép, kiến tạo phát triển bền vững ở những vùng dân tộc thiểu số

Ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều thiếu thốn, phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang gánh chịu sự bất bình đẳng kép: khoảng cách giới và khoảng cách địa lý. Những rào cản này khiến họ khó tiếp cận với giáo dục, việc làm và các cơ hội phát triển.

Những người nhiều “sổ đỏ”

Những người nhiều “sổ đỏ”

Không nặng về giá trị vật chất, những cuốn “sổ đỏ” đặc biệt mà chỉ những ai tham gia hiến máu mới được sở hữu lại mang trên mình giá trị nhân văn lớn lao, là nghĩa cử cao đẹp mà biết bao người có trái tim nhân ái trao tặng vì cuộc sống cộng đồng.

fb yt zl tw