Trung tâm sản xuất giống lúa lai hàng đầu của cả nước

Trung tâm sản xuất giống lúa lai hàng đầu của cả nước ảnh 1

Được coi là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sản xuất lúa lai, ông Lương Đức Hòa, nguyên Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai luôn tự hào khi nhắc lại hành trình “mang mùa vàng đến nông dân”.

Được thành lập ngay sau khi tỉnh Lào Cai tái lập (tháng 10/1991), sứ mệnh đặt lên vai Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai là làm giàu nguồn lương thực để phục vụ công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Giai đoạn này, phần lớn giống lúa lai phục vụ sản xuất nông nghiệp phải nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó, trung ương và tỉnh mong muốn có giống lúa lai do chính Việt Nam sản xuất để giải quyết mục tiêu kép, là chủ động giống cho sản xuất và hạ giá thành lúa giống. Với trách nhiệm của người công tác trong ngành nông nghiệp, ông Hòa cùng tập thể lãnh đạo trung tâm đặt ra nhiều câu hỏi: Làm thế nào để sản xuất giống lúa lai? Phải bắt đầu từ đâu? Nguồn lực tài chính và nhân lực như thế nào?

“Nói thì vậy, nhưng bắt tay vào làm gặp biết bao khó khăn, bởi sản xuất lúa bố mẹ đòi hỏi yêu cầu ngặt nghèo về bản quyền, thậm chí còn được coi là bí mật quốc gia. Do vậy, làm cách nào để tiếp cận được?” - ông Hòa tâm sự.

Cấy lúa giống tại xã Bản Qua (Bát Xát).
Cấy lúa giống tại xã Bản Qua (Bát Xát).

Thật tình cờ và may mắn, qua các đối tác, năm 2005, Giám đốc Lương Đức Hòa gặp Giáo sư Bình - chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về sản xuất lúa lai ở Tứ Xuyên (Trung Quốc). Như “nắng hạn gặp mưa rào”, ông Hòa cũng như cán bộ, kỹ sư Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai nhận thấy đó là cơ hội vàng để tiếp cận công nghệ sản xuất giống lúa lai. Sau đó, những “chuyến ngoại giao con thoi” của lãnh đạo trung tâm đã đem lại kết quả, khi Giáo sư Bình đồng ý chia sẻ, giúp đỡ trung tâm thông qua kết nối, ký kết hợp tác nghiên cứu và sản xuất giống lúa lai với một công ty của Trung Quốc. Có được thành công ngoài mong đợi, ông Hòa và các cộng sự đề xuất thêm một yêu cầu là tổ chức sản xuất giống lúa bố mẹ tại Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai.

Được phía công ty của Trung Quốc cung cấp 1 giống mẹ và 1 tập đoàn giống bố, cùng sự phối hợp chặt chẽ, tâm huyết, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, kỹ sư nông nghiệp 2 bên, chỉ sau hơn 2 năm, đến đầu năm 2008, 2 giống lúa lai mang thương hiệu của Lào Cai ra đời (LC25 và LC218) trong niềm tự hào của những người làm nông nghiệp ở một tỉnh còn nghèo và đặc biệt khó khăn như Lào Cai, mặc dù sau đó chỉ có giống LC25 được công nhận là giống quốc gia.

Không bằng lòng với thành công đạt được, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai tiếp tục hợp tác với các nhà khoa học trong nước tiếp tục nghiên cứu, sản xuất các giống lúa lai khác. Sở hữu giống quốc gia LC25 đã giúp Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai có lợi thế để nhận được sự hợp tác của Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - một trong những người đầu tiên nghiên cứu lúa lai. Được Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoan chọn dòng mẹ 103S, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai đã nghiên cứu, lai tạo, sản xuất được giống lúa lai 2 dòng mang thương hiệu LC270, LC212 và năm 2009 đều được công nhận là giống quốc gia. Cũng từ thời điểm này, cả nước chỉ duy nhất Lào Cai có trung tâm sản xuất giống lúa lai cấp tỉnh.

Sản xuất được giống lúa lai, sứ mệnh của Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai là đưa hạt giống gieo cấy đại trà, giúp nông dân có những mùa bội thu. Sứ mệnh này được ông Dương Đức Huy, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai (hiện là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) “đánh thức” và đây cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ của giống lúa lai mang thương hiệu LC. Ông Dương Đức Huy chia sẻ: Khi về làm Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai, tôi nhận thấy dù đã sản xuất được các giống lúa lai, nhưng thực tế cho thấy năng suất, chất lượng chưa đồng đều, bao bì sản phẩm chưa bắt mắt, chưa có bộ nhận diện thương hiệu giống lúa lai Lào Cai, dẫn đến không tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Chính vì vậy, Ban Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai xác định việc cần làm ngay là tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xúc tiến, mở rộng mạng lưới cung ứng. Không phải hợp tác, mà Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai thuê chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu giống lúa lai Tứ Xuyên (Trung Quốc), kỹ sư của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến Lào Cai làm việc theo hình thức khoán năng suất, sản lượng, giá thành sản xuất cho từng kỹ sư chỉ đạo đồng ruộng. Nhờ vậy, năng suất các giống lúa lai LC25, LC212, LC270 tăng 2 lần so với trước, giá thành sản xuất cũng giảm, nên cạnh tranh được với giống lúa lai Trung Quốc.

Để thị trường đón nhận, thời gian này, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai liên tục tổ chức các mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ kết hợp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và ký kết hợp đồng tiêu thụ, đồng thời thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm với bộ nhận diện thương hiệu riêng. Nhờ đó, từ chỗ không có thị trường, giống lúa lai do Lào Cai sản xuất đã có mặt trên đồng ruộng tại 28 tỉnh, thành phố từ miền Bắc đến miền Trung, với sản lượng 500 - 600 tấn giống lúa lai/năm, thời kỳ cao điểm lên tới 1.000 tấn giống lúa lai/năm. Điều đáng nói, từ chỗ phải đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thì đã có nhiều đối tác đề nghị mong được cung cấp giống.

Kế thừa những thành tựu đạt được cũng như khẳng định vị thế của một trung tâm sản xuất giống lúa lai của cả nước, đội ngũ cán bộ, kỹ sư Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai tiếp tục dốc tâm sức nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa lai mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như một số tỉnh miền Trung.

Ông Nguyễn Bá Thế, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai cho biết: Hiện nay, lực lượng lao động nông thôn đang có sự chuyển dịch theo hướng phi nông nghiệp, diện tích cấy lúa giảm mạnh, trong khi giá vật tư nông nghiệp tăng, chi phí sản xuất lúa lớn. Nhiệm vụ đặt ra cho Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai là khẩn trương nghiên cứu, chọn tạo các tổ hợp giống lúa lai với các đặc tính ngắn ngày, có năng suất, gạo ngon, khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với sản xuất lúa hữu cơ và thích ứng với nhiều loại đồng ruộng, như ruộng 1 vụ, 2 vụ, ruộng nghèo kiệt...

Từ thực tế đặt ra, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai đã nghiên cứu dòng mẹ T18S (dòng mẹ được bảo hộ sớm nhất trong cả nước), đồng thời tìm được dòng bố để lai tạo, chọn được các giống lúa lai mới như LC18, DT268, KT66. Dự kiến, năm 2023, giống lúa lai LC18 do Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai sản xuất sẽ được đưa ra thị trường sau khi trải qua 5 năm nghiên cứu, chọn tạo và trình hồ sơ công nhận là giống quốc gia.

Dư địa sản xuất giống lúa lai hiện rất lớn. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư có bề dày kinh nghiệm sau hơn 20 năm sản xuất lúa giống, cùng với cơ sở vật chất được đầu tư phù hợp, chắc chắn Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai sẽ tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo được thêm các giống lúa lai thế hệ mới, xứng đáng là trung tâm sản xuất giống lúa lai hàng đầu của cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử

Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử

Sáng nay (17/10), giá vàng nhẫn tròn trơn vượt mức 84 triệu đồng/lượng, mức cao nhất lịch sử. Đà tăng của giá vàng nhẫn xuất phát từ việc giá vàng thế giới neo cao, trên 2.670 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ; chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành kinh tế những tháng cuối năm là phải khai thác hiệu quả các cơ hội, nhất là đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa trong năm 2024, củng cố và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

Sáng nay (15/10), Binh đoàn 12 - đơn vị được giao nhiệm vụ thi công xây dựng tái thiết khu dân cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) đã tổ chức lắp dựng những căn nhà đầu tiên. Thực hiện lời hứa trước Thủ tướng Chính phủ và Nhân dân Làng Nủ, đơn vị thi công đang tập trung, dồn sức để hoàn thành các căn nhà trước ngày 31/12.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Sản phẩm xanh, "vé thông hành" vào các kênh phân phối hiện đại

Sản phẩm xanh, "vé thông hành" vào các kênh phân phối hiện đại

Người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, việc doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện môi trường sẽ là “tấm vé thông hành” giúp hàng Việt dễ dàng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại.

fbytzltw