Trung Quốc tham vọng đứng đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050

Trung Quốc đã công bố lộ trình đầy tham vọng để vượt Mỹ và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050.

Các phi hành gia Trung Quốc (từ trái sang) Lý Quang Tô, Lý Công và Diệp Quang Phúc vẫy tay chào trước chuyến hành trình đến trạm vũ trụ Thiên Cung trên tàu Thần Châu-18 vào tháng 4.
Các phi hành gia Trung Quốc (từ trái sang) Lý Quang Tô, Lý Công và Diệp Quang Phúc vẫy tay chào trước chuyến hành trình đến trạm vũ trụ Thiên Cung trên tàu Thần Châu-18 vào tháng 4.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Chương trình phát triển quốc gia về khoa học vũ trụ đã được Cục Quản lý Không gian Quốc gia, Cơ quan Không gian Có người lái và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố ngày 15/10.

Đây là kế hoạch đầu tiên được công bố tại Trung Quốc. Kế hoạch đặt ra 17 lĩnh vực ưu tiên để phát triển - bao gồm tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống và sự sống ngoài Trái đất, khám phá nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ, khám phá bản chất của lực hấp dẫn, khám phá cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng.

Các kế hoạch về sứ mệnh khoa học sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn - từ nay đến năm 2027, từ năm 2028 đến năm 2035 và từ năm 2036 đến năm 2050.

Theo các mục tiêu khoa học vũ trụ dài hạn, Trung Quốc sẽ bổ sung từ 5 đến 8 nhiệm vụ trong tương lai vào các dự án hiện tại đến năm 2027.

Ở giai đoạn thứ hai, mục tiêu là phát triển và triển khai 15 sứ mệnh để xây dựng sức mạnh không gian, bao gồm xây trạm nghiên cứu Mặt trăng cố định.

Và ở giai đoạn thứ ba, Trung Quốc đặt mục tiêu thực hiện 30 sứ mệnh khoa học không gian để vượt qua các cường quốc khác, trở thành quốc gia hàng đầu về khoa học và thám hiểm không gian.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-6 mang theo nhóm vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 6/8/2024.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-6 mang theo nhóm vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 6/8/2024.

Ông Wang Chi, Giám đốc Trung tâm khoa học không gian quốc gia CAS, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ nỗ lực đạt mục tiêu chiến lược 'ba bước' được nêu trong kế hoạch - đó là khoa học không gian của Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn đầu tiên vào năm 2027, trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về phương hướng chiến lược vào năm 2035, trở thành cường quốc khoa học không gian thế giới trong các lĩnh vực quan trọng vào năm 2050”.

Mỹ từ lâu đã giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực không gian, xếp hạng cao nhất thế giới về số sứ mệnh đã thực hiện. Cả cơ quan vũ trụ do liên bang tài trợ và các công ty tư nhân, như SpaceX, đều đang có những bước tiến lớn, bao gồm cả thử nghiệm tên lửa tái sử dụng.

Năm 2021, NASA đã phóng Kính viễn vọng không gian James Webb - kính viễn vọng lớn và phức tạp nhất từng được phóng vào không gian. Mỹ cũng đã phóng nhiều tàu thám hiểm sao Hỏa thành công và đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên “hành tinh đỏ” sớm nhất là vào những năm 2030.

Dù bắt đầu chương trình không gian muộn hơn Mỹ và các cường quốc khác nhiều thập kỷ, Trung Quốc vẫn liên tục đạt được những cột mốc quan trọng, bao gồm phóng trạm vũ trụ và trở thành quốc gia đầu tiên đưa các mẫu vật từ mặt xa của Mặt trăng trở về.

Những mẫu vật này - được đưa về trong sứ mệnh Thường Nga 6 hồi tháng 6 - đã được phát hiện có những đặc điểm riêng biệt và việc nghiên cứu sâu hơn có thể tiết lộ thông tin mới về Mặt trăng.

Tại cuộc họp báo, ông Ding Chibiao, Phó chủ tịch CAS, cho biết công nghệ vũ trụ của Trung Quốc đã có những bước đột phá lớn và một số lĩnh vực đang đi đầu thế giới. Ông cho hay các ứng dụng không gian đã được áp dụng trong các lĩnh vực vệ tinh liên lạc, định vị và cảm biến từ xa đang bùng nổ, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nền kinh tế quốc gia và phát triển xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Chibiao, nếu so sánh thì số lượng vệ tinh khoa học vũ trụ của Trung Quốc vẫn còn tương đối ít và những thành tựu mang tính bước ngoặt lớn đạt được vẫn chưa đủ. Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách nhất định so với các cường quốc hàng không vũ trụ thế giới.

“Nghiên cứu khoa học vũ trụ của Trung Quốc nói chung vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Đây là một thiếu sót cần phải được giải quyết trên con đường xây dựng một cường quốc vũ trụ”, ông nói.

Tại cuộc họp báo, ông Yang Xiaoyu, Giám đốc Bộ phận Kỹ thuật Hệ thống CNSA, đã bác bỏ những cảnh báo từ một quan chức Mỹ về rủi ro bảo mật dữ liệu khi hợp tác với Trung Quốc trong các dự án không gian.

Ông cho hay Trung Quốc “chưa và sẽ không bao giờ” chia sẻ dữ liệu từ các dự án hợp tác quốc tế mà không được phép.

Kế hoạch xác định 5 chủ đề khoa học hướng đến phát triển các sứ mệnh khoa học vũ trụ - gồm hành tinh có thể sinh sống, khoa học sinh học và vật lý trong không gian, bức tranh toàn cảnh Mặt trời - Trái đất, gợn sóng không gian - thời gian và vũ trụ cực đại.

Kế hoạch cũng kêu gọi các nhà khoa học tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống và sự sống cả bên trong và bên ngoài hệ Mặt trời - bao gồm mô tả đặc điểm khí quyển, phát hiện các ngoại hành tinh, nghiên cứu lịch sử va chạm, khám phá thêm Sao Hỏa và Sao Mộc.

Để nghiên cứu sâu hơn về không gian và các hiện tượng của không gian, kế hoạch kêu gọi tìm hiểu sâu hơn về vật lý, bao gồm thuyết tương đối rộng, cũng như khoa học sự sống trong không gian và trọng lực vi mô.

Kế hoạch cũng kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa Mặt trời và Trái đất, bao gồm hoạt động từ trường, bản chất của lực hấp dẫn và không gian - thời gian, bao gồm sự hình thành của các hố đen siêu lớn.

Kế hoạch cũng kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ, bao gồm nguồn gốc của các ngôi sao và bản chất của vật chất tối.

Trung Quốc đã lên kế hoạch cho một số sứ mệnh không gian, bao gồm sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng bằng robot Thường Nga 7 và 8, sứ mệnh tiểu hành tinh gần Trái đất Thiên Vấn 2 và sứ mệnh Thiên Vấn 3 nhằm mục đích đưa các mẫu vật từ sao Hỏa về trước Mỹ.

Trung Quốc cũng đang hợp tác với các quốc gia trên khắp thế giới để khởi động trạm nghiên cứu Mặt Trăng cố định.

Ông Yang cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia khác khi theo đuổi các mục tiêu không gian, bao gồm các nước đang phát triển để cho phép họ “tiếp cận và sử dụng không gian vũ trụ một cách công bằng”.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản: Nhiệt độ cực cao gây thiệt hại lớn về năng suất và tăng tỷ lệ tử vong của người cao tuổi

Nhật Bản: Nhiệt độ cực cao gây thiệt hại lớn về năng suất và tăng tỷ lệ tử vong của người cao tuổi

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, báo cáo mới nhất của Lancet Countdown về tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với sức khỏe của người dân cho thấy Nhật Bản đã mất 2,2 tỷ giờ lao động do nhiệt độ cực cao trong năm 2023, tăng 50% so với mức trung bình hằng năm trong những năm 1990 và chịu thiệt hại kinh tế tiềm tàng là 37,5 tỷ USD.

Chiến lược đặc biệt của bà Harris trong chặng nước rút trước Ngày bầu cử

Chiến lược đặc biệt của bà Harris trong chặng nước rút trước Ngày bầu cử

Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều đang đẩy mạnh các cuộc vận động ở thời điểm nước rút để thu hút sự ủng hộ của càng nhiều cử tri càng tốt. Nhóm cử tri được chú trọng hơn cả là những người nối tiếng, bởi họ có thể tác động đến tâm lý một số lượng lớn công chúng Mỹ khi bỏ phiếu.

Tây Ban Nha thiệt hại nặng nề do lũ quét

Tây Ban Nha thiệt hại nặng nề do lũ quét

Những chiếc ô tô chất đống lên nhau, cây bật gốc, đường dây điện bị đứt và đồ gia dụng đều bị bùn đất bao phủ trên các con phố dân cư ở Valencia - khu vực phía nam Barcelona trên bờ biển Địa Trung Hải.

ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), trong phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) thuộc Đại hội đồng LHQ Khóa 79 diễn ra ngày 30/10 tại New York, ASEAN đã nêu rõ quan điểm về việc đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với không gian vũ trụ cho tất cả các quốc gia.

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

fbytzltw