Trung Quốc khai mạc kỳ họp thứ 3 Hội nghị Chính hiệp toàn quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường cùng nhiều quan chức cấp cao khác đã tham dự lễ khai mạc.

Chiều 3/3, tại thủ đô Bắc Kinh, Uỷ ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc gọi tắt là Chính hiệp toàn quốc - cơ quan  hiệp thương và cố vấn chính trị cao nhất của Trung Quốc, đã khai mạc kỳ họp toàn thể thường niên lần thứ 3 khoá 12.

Thay mặt Uỷ ban Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khoá 12, ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc đã báo cáo tình hình công tác năm 2014 trước hội nghị, đồng thời đưa ra những kiến nghị về công tác chính hiệp trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Kỳ họp toàn thể thường niên lần thứ 3 của Uỷ ban Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khoá 12 sẽ diễn ra trong 10 ngày, trong thời gian này, các đại biểu sẽ tiến hành hiệp thương, đưa ra ý kiến và kiến nghị đối với những quyết sách quan trọng liên quan tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đời sống xã hội Trung Quốc. Nội dung được đề cập trong những kiến nghị sẽ được Quốc hội Trung Quốc xem xét, thông qua và sẽ được phản ánh trong phương châm, chính sách của Chính phủ Trung Quốc.

Ủy ban Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc là cơ quan hiệp thương và cố vấn chính trị cao nhất của Trung Quốc. Thành phần gồm đại biểu của Đảng cộng sản Trung Quốc, các đảng phái dân chủ, nhân sĩ không đảng phái, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc thiểu số và các tầng lớp xã hội, đại biểu Đặc khu Hành chính Hong Kong, Macau, đại diện đến từ  Đài Loan, Hoa Kiều và các nhân sĩ được mời đặc biệt, đại diện cho 34 tầng lớp, có tính đại diện rộng rãi về mặt tổ chức.

Kỳ họp thường niên của Chính hiệp toàn quốcTrung Quốc là sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận Trung Quốc và quốc tế, có khoảng 2.000 phóng viên Trung Quốc và hơn 1.000 phóng viên quốc tế đăng ký tham gia đưa tin, viết bài về sự kiện này.

(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw