Trưng bày hơn 200 tài liệu, hiện vật tại Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" năm 2024

Ngày 29/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" năm 2024.

cat-bang-9920-8452.jpg
Cắt băng khai mạc Triển lãm.

Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Người (1969-2024), thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà cho biết, năm nay là năm thứ 12 liên tiếp (2013-2024) Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động chính trị, văn hóa vô cùng ý nghĩa bởi không chỉ giới thiệu, tôn vinh những tấm gương “Người tốt, việc tốt” mà thông qua đó còn góp phần giúp công chúng nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Từ đây, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể sẽ tiếp tục đóng góp những việc làm thiết thực, có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống, để cả xã hội luôn là một rừng hoa đẹp về người tốt, việc tốt kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Có thể nói, mỗi hình ảnh và bài viết của Triển lãm là một câu chuyện cảm động về các tập thể và những con người bình dị đã vượt lên hoàn cảnh, số phận, dám nghĩ, dám làm, hết lòng, hết sức hiến dâng tất cả vì lợi ích của cộng đồng, vì sự bình yên, phồn vinh và phát triển của đất nước”, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà phát biểu.

Với hơn 200 tài liệu, bài viết và hiện vật, Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2024 giới thiệu đến công chúng 134 tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến gồm 38 tập thể và 96 cá nhân đã được Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), Cục công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) lựa chọn từ hơn 500 tấm gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hơn 1 năm qua.

Nội dung Triển lãm được bố cục theo 2 phần:

Phần I: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân ta” giới thiệu các tài liệu, bài viết, hiện vật khẳng định việc học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước ta phát động ngay sau khi Người qua đời với phong trào thi đua “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trong phong trào thi đua đó, hàng ngàn tập thể, cá nhân ở khắp mọi miền Tổ quốc đã ra sức thi đua trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần vào việc xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.

Các đại biểu tham quan Triển lãm.

Phần II: “Những tấm gương bình dị mà cao quý” gồm các hình ảnh, tài liệu, hiện vật giới thiệu tới công chúng câu chuyện về 134 tổ chức và cá nhân tiêu biểu của các ngành, các cấp. Đây là những tấm gương sáng trong các phong trào thi đua yêu nước, cũng như trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa-xã hội; xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, quốc phòng và an ninh.

Qua đó, Triển lãm góp phần cổ vũ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh…, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Triển lãm được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến hết tháng 12/2024.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Từ thổ cẩm truyền thống, phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa đã tạo ra sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những người chắp nối cho những sản phẩm thổ cẩm ấy là chị Trần Thị Hiền, dân tộc Tày, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ thổ cẩm Việt Nam (phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa).

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức với chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên mới" sẽ lần lượt diễn ra tại Brazil và Saudi Arabia trong tháng 11, 12 tới đây, tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới của chuỗi hoạt động quảng bá quốc gia.

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Với sự “nở rộ” của các cửa hàng kinh doanh hoa tươi, thị trường hoa tại thành phố Lào Cai cũng dần bắt kịp xu hướng cắm hoa hiện đại, mới lạ và độc đáo. Dạo quanh các shop hoa tươi, mọi người đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người cắm hoa tỉ mẩn, chăm chút tác phẩm nghệ thuật của mình. Với họ, cắm hoa không chỉ là nghề mang lại thu nhập mà còn được thỏa sức sáng tạo, để mỗi tác phẩm là một phiên bản nghệ thuật độc đáo.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/ 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Cuối ngõ 606, đường Điện Biên Phủ, thị xã Sa Pa có một “Tiệm tranh nhỏ” - không gian giúp bạn thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, được vẽ, tô màu, ngắm tranh đẹp và lắng nghe câu chuyện kể thú vị về văn hóa các dân tộc từ chủ nhân của những bức tranh đó.

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

 Tối 2/11/2024, tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024.

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

“Chú ơi, cháu ở Làng Nủ. Cháu là Phúc. Bố mẹ cháu mất hết rồi. Cháu muốn làm một bức ảnh cả gia đình. Cháu muốn nhờ chú làm cho cháu một bức ảnh bố mẹ và hai anh em cháu”, tin nhắn bất ngờ của một thiếu niên từ Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã khiến Phùng Quang Trung, Phó trưởng nhóm Skyline (đường chân trời), vô cùng xúc động, khiến anh và các thành viên nhận lời không chút đắn đo.

fbytzltw