Trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật chuyên đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội"

Ngày 18/5, tại Bảo tàng Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội" và không gian nghệ thuật 'Sen thư pháp' đã khai mạc, đón công chúng tham quan nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023).

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”.

Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức sau gần 5 tháng nghiên cứu, sưu tầm, chuẩn bị nội dung trưng bày.

Phát biểu khai mạc trưng bày, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Thủ đô Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó lâu nhất (17 năm, từ năm 1945-1946 và từ 1954-1969). Hà Nội ghi dấu 292 địa danh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tư tưởng, tình cảm và những lời căn dặn ân cần, sâu sắc của Người đến nay là di sản vô giá, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến ngày càng văn minh, hiện đại.

Trong trưng bày chuyên đề “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”, 200 hình ảnh, tư liệu và kỷ vật quý, được chia thành 3 chủ đề.

Phần thứ nhất “Thủ đô Hà Nội với Bác Hồ” giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật về những địa điểm ghi dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Hà Nội. Đó là hình ảnh Hà Nội đón Bác, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, đóng góp tinh thần, vật chất cho kháng chiến qua phong trào hũ gạo cứu đói, diệt giặc dốt, các hoạt động mít tinh, bầu cử… Đây cũng là phần trưng bày nhiều tư liệu về Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch và hình ảnh về ngày Bác mất.

Chương trình giao lưu với các nhân vật từng được gặp Bác Hồ, hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội.

Chương trình giao lưu với các nhân vật từng được gặp Bác Hồ, hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội.

Phần thứ hai “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội” trưng bày tư liệu, hình ảnh thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo của Bác Hồ với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội trên các lĩnh vực: xây dựng Đảng, chính quyền, an ninh-quốc phòng, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục. Trong phần trưng bày này còn có nhiều tư liệu, hình ảnh về tình cảm của Người với các tầng lớp nhân dân.

Phần thứ ba “Hà Nội làm theo lời Bác” trưng bày tư liệu, hình ảnh về sự nỗ lực không ngừng, cố gắng, đoàn kết một lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội nhằm xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại. Trong đó có tư liệu, hình ảnh về quy hoạch phát triển Thủ đô, thành tựu phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Tại lễ khai mạc, người dân Thủ đô và du khách còn được lắng nghe chia sẻ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử và hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội. Đó là bà Lê Thị Bích Châu, hiến tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi (trong đó có bà Bích Châu hồi nhỏ); bà Nguyễn Thị Nga, hiến tặng ảnh chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đại hội Thể thao Thủ đô năm 1961; ông Nguyễn Tiến Cường - đại diện gia đình nghệ nhân Phạm Quang Xuân, hiến tặng đôi dép cao su phục chế đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm giới thiệu về không gian nghệ thuật “Sen thư pháp”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm giới thiệu về không gian nghệ thuật “Sen thư pháp”.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng cũng được triển lãm trong dịp này là không gian nghệ thuật “Sen thư pháp” với nhiều bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh ngôn cuộc sống đầy ý nghĩa. 40 tác phẩm thư pháp kết hợp tranh vẽ hoa sen thuộc bộ sưu tập "Sen trong đời sống văn hóa Việt" của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - kỷ lục gia được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người sở hữu bộ sưu tập đa dạng các tác phẩm có hình tượng sen và đã được triển lãm ở nhiều nơi trong nước.

Trưng bày sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đến hết năm 2023.

Theo Báo Nhân Dânnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw