Trưng bày cổ vật chuyên đề “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê”

Ngày 13/9, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức cuộc trưng bày các hiện vật, di vật có chủ đề: “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê”.

Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày chuyên đề: “Đông Kinh – Lam Kinh thời Lê”.
Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày chuyên đề: “Đông Kinh – Lam Kinh thời Lê”.

Tại khu trưng bày giới thiệu các hiện vật, tư liệu thu thập được qua các đợt khai quật khảo cổ học và sưu tầm ở Khu di tích lịch sử Lam Kinh và Hoàng thành Thăng Long.

Ngoài nhóm vật liệu kiến trúc, các di vật khá đa dạng về hình loại, nhất là đồ ngự dụng, vật dụng như bát, đĩa, ấm, lọ, bình tráng men trắng, men trắng ngà, họa tiết trang trí phong phú, nhiều màu sắc. Các hiện vật bằng đá có nhiều mối tương đồng về vật liệu, kiểu dáng, họa tiết hoa văn như hình rồng, hình mây, hình hoa, hình núi.

Theo giới chuyên môn, những tác phẩm điêu khắc bằng đá ở Lam Kinh và Đông Kinh phản ánh trình độ cao của các nghệ nhân đương thời về nghệ thuật tạo dáng và trang trí kiến trúc; đồng thời phản ánh những chặng đường phát triển của thủ đô nghìn năm văn hiến, mối giao lưu về văn hoá, kiến trúc nghệ thuật điêu khắc giữa Đông Kinh và Tây Kinh thời kỳ Hậu Lê trong kỷ nguyên Đại Việt.

Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày chuyên đề: “Đông Kinh – Lam Kinh thời Lê”.
Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày chuyên đề: “Đông Kinh – Lam Kinh thời Lê”.

Trưng bày chuyên đề “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê” tạo thêm sự hấp dẫn, thu hút du khách trong dịp kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm vua Lê Thái Tổ lên ngôi, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và 10 năm Khu di tích lịch sử Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Sự kiện này còn ý nghĩa kiến tạo nhịp cầu giao lưu, hợp tác khoa học, văn hoá giữa hai cơ quan, nhằm mục đích giới thiệu đến công chúng những giá trị di sản đặc sắc về lịch sử, văn hoá của hai vùng đất Thanh Hoá và thủ đô Hà Nội, thắt chặt mối quan hệ hợp tác cùng phát triển.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw