Trưng bày chuyên đề 'Gan vàng dạ sắt'

Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” giới thiệu những dấu mốc lịch sử của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam trên chặng đường 80 năm hình thành và phát triển.

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức lễ ra mắt trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”.

Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” giới thiệu những dấu mốc lịch sử của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam trên chặng đường 80 năm hình thành và phát triển. Góp phần vào những thành công chung của lực lượng quân đội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, có sự đóng góp của các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù. Sau khi thoát khỏi các nhà tù thực dân, trải qua những năm tháng rèn luyện, chiến đấu gian khổ, nhiều đồng chí đã trở thành vị tướng của lòng dân.

Các đại biểu tham quan trưng bày.
Các đại biểu tham quan trưng bày.

Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” bao gồm 3 phần chính. Phần 1 “Những dấu mốc lịch sử” giới thiệu về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu thành lập. Sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam. Trước yêu cầu thực tiễn, Người ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Cao Bằng. Dưới cờ đỏ sao vàng, 10 lời thề danh dự quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng đã vang lên. Chỉ 3 ngày sau khi được thành lập, Đội đã chiếm trọn hai đồn địch là Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu cho những chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giới thiệu tại trưng bày.
Tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giới thiệu tại trưng bày.

Gắn liền với từng thời điểm lịch sử, tên gọi của lực lượng quân đội có sự thay đổi. Dù với tên gọi nào, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu”.

Phần 2 “Bền gan vững chí” giới thiệu về nhiều chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù, trại giam: Hỏa Lò, Nam Định, Sơn La, Lao Bảo, Côn Đảo... Bằng ý chí, nghị lực được tôi luyện trong “ngục lửa”, khi ra chiến trường, các vị tướng càng quyết liệt trong chỉ đạo, sáng tạo trong cách đánh, đoàn kết trong đấu tranh.

Áo và giày của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Áo và giày của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tại trưng bày, Ban Tổ chức đã giới thiệu thân thế, sự nghiệp của 9 vị tướng với tài năng, đức độ và công lao đã đóng góp cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Đại tướng Văn Tiến Dũng; Thượng tướng Đinh Đức Thiện; Thượng tướng Song Hào; Trung tướng Vương Thừa Vũ; Trung tướng Vũ Xuân Chiêm; Thiếu tướng Trần Tử Bình; Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương.

Phần 3 “Ký ức không phai” là những tư liệu về tình cảm của các tướng lĩnh với đồng chí, đồng đội, quê hương, gia đình.

Đến dự và tham quan triển lãm, ông Võ Điện Biên, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết, trưng bày “Gan vàng dạ sắt” rất xúc động và ý nghĩa. Trưng bày không chỉ nhắc nhớ những cống hiến, hy sinh của các tướng lĩnh được giới thiệu tại di tích hôm nay mà còn nhắc nhớ công lao to lớn của hàng ngàn chiến sĩ cách mạng kiên trung đã bị giam cầm tại Nhà tù Hoả Lò nói riêng, hàng vạn chiến sĩ cách mạng tại nhiều nhà giam khác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc.

Một số hiện vật của các tướng lĩnh được giới thiệu tới công chúng.
Một số hiện vật của các tướng lĩnh được giới thiệu tới công chúng.

Với các hình ảnh, tư liệu đặc sắc, trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” giúp công chúng thêm thấu hiểu sự gian khổ, khốc liệt của chiến tranh và những đóng góp của các vị tướng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, từ đó giúp thế hệ trẻ hôm nay càng thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Trưng bày diễn ra đến hết ngày 28/2/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản

Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản

Việt Nam vừa có thêm sáu Di tích quốc gia đặc biệt, sau Quyết định số 1473/QÐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt lên con số 139. Con số này sẽ tiếp tục dài thêm khi có hàng chục hồ sơ đề nghị xếp hạng đang được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Ngon lạ nộm “phắc ca”

Ngon lạ nộm “phắc ca”

Thật thú vị, nếu có dịp về Nghĩa Đô đúng vào mùa quả núc nác sai lúc lỉu trên những ngọn cây cao vút, du khách sẽ được trải nghiệm cùng bà con người Tày lên rừng hái quả núc nác, cùng vào bếp, tự tay chế biến món nộm “phắc ca” và còn được thưởng thức nhiều món ẩm thực truyền thống độc đáo.

Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6

Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6

Trong 3 ngày (5 - 7/12), tại thành phố Lào Cai, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hào khí 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam qua từng thước phim lịch sử

Hào khí 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam qua từng thước phim lịch sử

Sau 4 ngày tổ chức (từ 2 đến 5/12), Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), 80 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), do Điện ảnh Quân đội nhân dân - Tổng cục Chính trị tổ chức, đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của bộ đội và nhân dân Thủ đô.

Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Đền Cô Tân An là di tích lịch sử Quốc gia, nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn - Nguyễn Hoàng Bà Xa, người có công cùng cha là Thần Vệ Quốc Nguyễn Hoàng Bẩy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đây cũng là điểm du lịch cấp tỉnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của huyện Văn Bàn.

Đồng bộ các giải pháp “biến di sản thành tài sản”

Đồng bộ các giải pháp “biến di sản thành tài sản”

Các di sản văn hóa khi được quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị đúng cách, đúng hướng sẽ góp phần hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là với ngành du lịch địa phương. Đó chính là khẳng định của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Lào Cai.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia: 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. Với khoảng gần 150 tài liệu, hình ảnh, được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính: Phủ thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ.

Tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa

Tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa

Dù thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, nhưng sự phát triển nhanh, mạnh của các ngành công nghiệp văn hóa thời gian qua đã ngày càng chứng minh được sức ảnh hưởng, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và định vị thương hiệu quốc gia. Làm thế nào để khơi thông mọi nguồn lực, tạo đường băng cho công nghiệp văn hóa “cất cánh” đang là một trong những nhiệm vụ được coi trọng hàng đầu.

fb yt zl tw