Triển vọng từ trồng cây tía tô ở Văn Bàn

LCĐT – Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hợp tác xã nông – lâm nghiệp Thế Tuấn ở thôn Ken 2, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn đã tích cực vận động các hộ dân, nhất là đoàn viên, thanh niên mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa sang trồng cây tía tô để làm dược phẩm. Đồng thời, hợp tác xã cam kết bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định. Tuy mới trồng được vài tháng, song hiệu quả kinh tế cây tía tô mang lại khá cao, mở ra triển vọng mới cho người dân các vùng lân cận.

Bắt đầu từ năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Nông – lâm nghiệp Thế Tuấn đã hỗ trợ giống, kỹ thuật cho 13 hộ hộ dân huyện Văn Bàn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây tía tô với tổng diện tích 1,5 ha; trong đó, xã Chiềng Ken có 4 hộ, xã Khánh Yên Hạ có 9 hộ.

Sau thời gian chăm sóc, cây tía tô đã bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu, một số hộ trồng sớm đã bước vào thu hoạch lứa thứ 2. Sản phẩm tía tô đến kỳ thu hoạch đều được Hợp tác xã Nông – lâm nghiệp Thế Tuấn thu mua với giá bình quân 5.000 đồng/kg.

Chị Đinh Thị Vui, thôn Độc Lập, xã Khánh Yên Hạ cho biết: Gia đình đã chuyển 2 sào đất cấy lúa sang trồng tía tô, theo hướng dẫn của HTX Thế Tuấn. Công chăm bón giữa cây tía tô với cây lúa đều đòi hỏi sự vất vả ở từng giai đoạn khác nhau, song ưu điểm lớn hơn của cây tía tô là lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dùng ít hơn nhiều so với cây lúa. Trong vụ thu hoạch đầu tiên, gia đình tôi thu bình quân đạt trên 2,5 tạ/sào/lượt hái; với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi sào thu được khoảng 1,3 triệu đồng. Mỗi năm, cây tía tô có thể thu trên 6 tháng (1 tháng/lượt hái), tính ra tổng thu gần 8 triệu đồng/sào, so với cây lúa, hiệu quả kinh tế của cây tía tô có thể cao hơn gấp 3 lần.

Anh Vấn Thành Luân, thôn Chiềng 1, xã Chiềng Ken nhanh tay xếp tía tô vào bao tải, cho biết: Mảnh ruộng trồng tía tô có diện tích 1 sào trước đây trồng lúa, nhưng thường xuyên thiếu nước, năng suất không cao. Bắt đầu từ năm 2022 gia đình chuyển sang trồng cây tía tô và đã cho thu hoạch lứa thứ 2, lứa đầu được 2,3 tạ, bán với giá 5.000 đồng/kg, thu hơn 1,1 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế của cây tía tô cao hơn nhiều so với trồng lúa. Cụ thể, 1 vụ lúa/3 tháng chỉ thu được khoảng 2 tạ thóc (vì ruộng thiếu nước), bán với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg giỏi lắm được 1,4 triệu đồng. Còn với cây tía tô có thể thu được 3 đợt, khoảng 3,3 triệu đồng trở lên.

Hiện tại, cây tía tô đang được Hợp tác xã Nông – lâm nghiệp Thế Tuấn chế biến thành các sản phẩm chính như: Trà tía tô, cao tía tô, tinh dầu tía tô, toner tía tô. Cùng với các sản phẩm tinh dầu, trà túi lọc đại từ bi, hợp tác xã đã liên kết với người dân trồng 3 ha cây đại bi giúp mang lại nguồn thu nhập đáng kể, nâng cao đời sống cho người dân một số xã khu vực lân cận.

Anh An Văn Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã Nông – lâm nghiệp Thế Tuấn cho biết: Cây tía tô là 1 trong 2 loại cây chủ lực để phát triển hợp tác xã thời gian tới, vì vậy nhu cầu vùng nguyên liệu là rất lớn. Hợp tác xã sẽ tập trung mở rộng diện tích cây tía tô và cây đại bi để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người dân có thêm thu nhập. Vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền phải làm sao để người dân chuyển hướng thành sản xuất hàng hóa mới là yếu tố bền vững cho cả hợp tác xã và thu nhập ổn định của người dân.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Trần trung kiên
Tôi muốn hợp tác mở trồng vùng nguyên liệu được không 0963616196

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, ngoài những lợi ích, thì mặt trái chính là tình trạng “bát nháo” kinh doanh hàng hóa không rõ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, gian lận thương mại… gây thiệt hại cho nền sản xuất và mối lo sức khỏe người tiêu dùng.

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

Từ lâu, những thôn, bản của người Mông và Hà Nhì ở vùng cao A Lù (huyện Bát Xát), những đồi trúc được vun trồng, chăm sóc mà xanh ngát, vươn cao. Đồi trúc không chỉ điểm tô cho bản, làng thêm xanh, bao bọc, chở che những mái nhà của đồng bào trước nắng, mưa mà còn cung cấp nguyên liệu thân thiện, phục vụ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của những cư dân chốn này.

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

fb yt zl tw