Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza 'hạ nhiệt' căng thẳng Trung Đông

Vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban trong những ngày qua. Điều này dường như phần nào đã trút được những lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông.

Người dân sơ tán khỏi thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 11/8/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã/TTXVN

Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 26/8, các nhà đàm phán sẽ tiếp tục làm việc để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thả con tin Israel, mặc dù vòng đàm phán mới nhất tại Ai Cập vào đầu tuần kết thúc mà không có thỏa thuận nào.

Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho hay, trong vòng đàm phán vừa qua, các nhà hòa giải đã thảo luận về những chi tiết cuối cùng của một thỏa thuận tiềm năng.

Các nhà đàm phán Mỹ hy vọng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar sẽ nhận được bản sao của đề xuất mới nhất ngay trong những ngày tới, mặc dù thời gian chưa rõ ràng do khó liên lạc với ông.

Trước đó một ngày, các nguồn tin an ninh Ai Cập tiết lộ rằng vòng đám phán hòa bình mới nhất đã kết thúc tại Cairo mà không đạt được thỏa thuận nào, khi cả phong trào Hamas của Palestine và Israel đều không nhất trí với một số điều kiện do các bên trung gian đưa ra.

Phát biểu trên Al Arabi TV, Bassem Naim, một thành viên văn phòng chính trị của Hamas khẳng định quan điểm của nhóm này là “sẵn sàng đàm phán những gì đã được thống nhất” trong đề xuất công bố ngày 2/7, nhưng sẽ không chấp nhận các điều kiện mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thêm vào.

Quan chức trên cho biết những điểm vướng mắc còn lại trong khung thỏa thuận tuy đáng kể nhưng vẫn được coi là có khả năng hóa giải. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Đặc phái viên hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) Tor Wenesland cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán ở Ai Cập. “Không còn thời gian để lãng phí. Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn và thả con tin đang diễn ra ở Cairo là rất quan trọng để cứu mạng sống dân thường, giảm căng thẳng trong khu vực và tạo điều kiện cho Liên hợp quốc hợp tác với Chính quyền Palestine, đẩy nhanh các nỗ lực nhằm giải quyết các nhu cầu cấp thiết của người dân đang phải chịu đựng lâu dài ở Gaza”.

Những “nút thắt” khó gỡ

Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 24/8/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã/TTXVN

Một trong những bất đồng lớn mà cả Hamas và Israel chưa tìm được tiếng nói chung là sự hiện diện của quân đội Israel ở khu vực được gọi là hành lang Philadelphia, một dải đất hẹp dài 14,5 km dọc theo biên giới phía Nam của Gaza với Ai Cập. Hamas phản đối mong muốn của Israel tiếp tục đóng quân ở đó trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn.

Về phần mình, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết cần phải kiểm soát khu vực biên giới Ai Cập để ngăn chặn Hamas bổ sung kho vũ khí của mình thông qua các đường hầm và Israel cần một "cơ chế" để ngăn chặn lực lượng Hamas quay trở lại miền Bắc.

Trong khi đó, Hamas nói rằng bất kỳ sự hiện diện lâu dài nào của Israel ở Gaza sẽ dẫn tới sự chiếm đóng quân sự. Ai Cập, quốc gia đóng vai trò trung gian hòa giải chính trong các cuộc đàm phán, cũng kiên quyết phản đối sự hiện diện của Israel ở phía bên kia biên giới với Gaza.

Theo các quan chức Mỹ tham gia đàm phán, đề xuất ngừng bắn hiện tại kêu gọi quân đội Israel rút quân khỏi “các khu vực đông dân cư” ở Gaza. Tuy nhiên, cuộc tranh luận ngay thời điểm này cũng tập trung vào việc phân chia hành lang Philadelphia, đâu là khu vực đông dân cư và không có dân cư.

Trong một tuyên bố ngày 25/8, phái đoàn đàm phán của Hamas đã công khai nhấn mạnh lại yêu cầu của nhóm rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm “một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, cho phép người dân ở phía Bắc trở về nhà và thực hiện nghiêm túc những cam kết liên quan đến cứu trợ và tái thiết, trao đổi con tin”.

Hiện các nhà hòa giải của Mỹ, Ai Cập, Qatar đều đang nỗ lực chạy đua với thời gian để thúc đẩy hai bên đạt được một lệnh ngừng bắn. Theo nhận định của giới phân tích, một thỏa thuận ngừng bắn sẽ mang đến cơ hội tốt nhất để ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran hoặc Hezbollah vào

Israel sau vụ ám sát một chỉ huy Hezbollah ở Beirut và một thủ lĩnh Hamas ở Tehran vào tháng trước. Israel cam kết sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến lan rộng và tàn khốc hơn.

Nguy cơ xung đột thấp

Việc vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra vào ngày 25/8 bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và Hezbollah vào cuối tuần trước dường như phần nào đã trút được một số lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng hơn.

Cụ thể, Israel đã tiến hành các cuộc không kích phủ đầu nhằm vào lực lượng Hezbollah khi Hezbollah cho biết đã tự thực hiện cuộc tấn công “giai đoạn đầu” để trả thù cho cái chết của chỉ huy cấp cao Fu'ad Shukr.

Sáng 25/8, Hezbollah tuyên bố họ đã phóng 320 quả rocket và một loạt thiết bị bay không người lái về phía Israel. Cùng ngày, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết khoảng 100 máy bay chiến đấu đã đánh phá và phá hủy hàng ngàn ống phóng tên lửa của Hezbollah ở hàng chục địa điểm phóng từ Liban. Sau đó, IDF tiếp tục thực hiện thêm các cuộc tấn công trong ngày. Theo phía Israel, họ đã thực hiện các cuộc không kích trên sau khi xác định Hezbollah đang chuẩn bị bắn tên lửa và rocket về phía lãnh thổ mình.

Một số quan chức Mỹ và Israel tin rằng cuộc tấn công lớn của Hezbollah, phần lớn đã bị lực lượng Israel vô hiệu hóa bằng cuộc không kích phủ đầu, đã loại bỏ đòn bẩy mà Hamas hy vọng sẽ gây sức ép buộc Israel nhượng bộ thêm.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích khu vực cho rằng nguy cơ cuộc leo thang ngày 25/8 tiến triển thành một cuộc xung đột toàn diện là thấp, nhưng có thể dẫn đến những sự cố không lường trước được.

Refaat Badawi, một nhà phân tích chính trị và cựu cố vấn của thủ tướng Liban, lưu ý rằng hành động trả đũa của Hezbollah nằm trong "quy tắc giao tranh" và việc Israel nhấn mạnh thành công của nước này trong các cuộc tấn công phủ đầu cũng cho thấy nước này mong muốn tránh xảy ra thêm xung đột.

Sức ép để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn đang gia tăng trong bối cảnh người dân tại Dải Gaza phải đối mặt với nạn đói hoành hành, tình trạng thiếu nước trầm trọng, mất mát nhà cửa và khủng hoảng bệnh tật do cuộc chiến kéo dài hơn 10 tháng qua của Israel tại vùng đất phong tỏa của người Palestine. Theo cơ quan y tế Gaza, cuộc xung đột tại Gaza đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40.435 người Palestine và làm bị thương 93.534 người khác.

Quân đội Israel ngày 25/8 đã ra lệnh sơ tán thêm tại khu vực Deir al-Balah ở trung tâm Gaza, nơi hàng nghìn người Gaza đang trú ẩn.

Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cho biết, trong ngày 26/8, không có chuyến hàng viện trợ nào được thực hiện do rủi ro an ninh sau khi, Israel ra lệnh sơ tán mới đối với Deir al-Balah.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw