Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP: Thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 8/1/2025 của Chính phủ

Chương trình nghệ thuật "Chuyến tàu huyền thoại" để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả và du khách.
Chương trình nghệ thuật "Chuyến tàu huyền thoại" để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả và du khách.

Trong đó, một trong các nhiệm vụ, giải pháp được xác định là phát triển mạnh công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí; tạo lập môi trường thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng tạo, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Khai thác hiệu quả các nguồn lực

Các ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta được định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng; qua đó, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam và khẳng định thương hiệu, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Đồng thời, nước ta phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa để tăng cường tính quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử đất nước, con người Việt Nam; thúc đẩy giao lưu, hội nhập quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực hiện định hướng này, từ tiềm năng, thế mạnh, nhiều địa phương tăng cường khai thác các nguồn lực để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy, Thành phố ưu tiên phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có ngành điện ảnh. Việc tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho việc sáng tạo nội dung và cách thức hoạt động hiệu quả, góp phần tạo nên bức tranh sống động trong lĩnh vực điện ảnh với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Với mong muốn tiếp tục định hướng phát triển bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo điều kiện cho điện ảnh Thành phố tiếp cận thế giới, khai thác hiệu quả nhiều nguồn lực, thu hút các nhà làm phim, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng hồ sơ ứng cử gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực điện ảnh.

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, hiện, Thành phố có hơn 930 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh với hơn 9.000 lao động, khoảng trên 100 nhà sản xuất phim hoạt động thường xuyên, đóng góp khoảng 0,43% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Thành phố.

Trong khi đó, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long xác định du lịch phát triển trên nền tảng văn hóa và thủ công mỹ nghệ là những thế mạnh phát triển ở địa phương. Lãnh đạo UBND tỉnh thông tin, tỉnh thu hút, huy động nhiều nguồn lực để phát triển du lịch văn hóa và ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương là các công trình văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống như: Gạch gốm, đan lát thủ công, các giá trị văn hóa dân gian hát bội, đờn ca tài tử, lễ hội gắn với nền văn minh lúa nước và sông nước miệt vườn… Vĩnh Long tạo thuận lợi, thu hút các nguồn lực, đồng thời bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh khoảng 30 tỷ đồng và hàng chục tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa (giai đoạn từ năm 2019 đến nay) để tu bổ các di tích, công trình lịch sử, văn hóa, làm nền tảng phát triển du lịch.

Đối với ngành thủ công mỹ nghệ, địa phương đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống vừa sản xuất hàng hóa thương phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước vừa phục vụ phát triển du lịch văn hóa. Tiêu biểu như: làng nghề làm gốm đất nung, đan lục bình, chằm nón với doanh thu hằng năm đạt trên 50.000 đô la Mỹ.

Cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ với vai trò trung tâm vùng đã quan tâm đầu tư, khai thác đa dạng nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thế mạnh; trong đó có du lịch văn hóa. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch của Cần Thơ khá phát triển, có nhiều cơ sở, trung tâm thương mại dịch vụ và vui chơi giải trí.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ Nguyễn Minh Tuấn, thành phố có 640 cơ sở lưu trú du lịch. Nhiều khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, điểm vườn du lịch kết hợp các hoạt động nông nghiệp, văn hóa, trải nghiệm, tạo thuận lợi phát triển, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch và điều phối khách cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời là một trong những trung tâm phát triển du lịch của cả nước.

Thúc đẩy đầu tư

Để phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp văn hóa thế mạnh, thúc đẩy đầu tư là giải pháp quan trọng. Không chỉ thu hút, hỗ trợ đầu tư, phân bổ và sử dụng nguồn đầu tư công để xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghiệp văn hóa, các địa phương còn xác định hỗ trợ đầu tư cho các nhà sáng tạo, tài năng phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng, thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy, Thành phố thúc đẩy đầu tư, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, hỗ trợ nghệ sĩ trong quá trình xây dựng thương hiệu, các vấn đề liên quan đầu tư, tài chính, bản quyền trong sáng tạo nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh.

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục cụ thể hóa các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với các văn nghệ sĩ, doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực văn hóa từ khâu bắt đầu đến hoàn chỉnh sản phẩm công nghiệp văn hóa. TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp văn hóa đạt khoảng 12%/năm, doanh thu đạt khoảng 7 - 8% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Thành phố.

Tỉnh Cà Mau ưu tiên phát triển các ngành có thế mạnh như: du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, triển lãm, quảng cáo... Địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, xem vấn đề đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông kết nối các điểm du lịch trọng tâm của tỉnh là nhiệm vụ bức thiết.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, với một trong những ngành công nghiệp văn hóa tỉnh có thế mạnh là du lịch văn hóa, Cà Mau ưu tiên đầu tư phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đảm bảo được bảo tồn, tôn tạo, trùng tu theo đúng quy định; đồng thời có quy mô đủ để phục vụ cho khai thác du lịch.

Địa phương tạo thuận lợi trong đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh về ẩm thực, nuôi trồng và khai thác tài nguyên đặc trưng, đặc sản theo hướng bền vững; từ đó chế biến, giới thiệu các món ăn ngon từ giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, tạo sức hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài, góp phần thiết thực phát triển công nghiệp văn hóa ở địa phương cực Nam đất nước.

Với Vĩnh Long, theo đại diện UBND tỉnh, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh phát triển, địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Tỉnh tiếp tục triển khai Đề án Di sản đương đại Mang Thít nhằm bảo tồn làng nghề gạch, gốm để phát triển du lịch văn hóa và ngành nghề thủ công truyền thống.

Đồng thời, Vĩnh Long tiếp tục nghiên cứu đề xuất, cụ thể hóa các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực văn hóa.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Trong dòng chảy của điện ảnh, phim tài liệu luôn giữ vai trò như một chứng nhân lịch sử, ghi lại chân thực đời sống con người và xã hội. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ số, phim tài liệu Việt Nam đứng trước thách thức phải vượt qua định kiến “ký ức lưu trữ” để trở thành tác phẩm nghệ thuật sống động.

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Sáng 30/4 tới đây, tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), Lễ hội quả Còn sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đang được ban tổ chức và người dân gấp rút hoàn tất sẵn sàng cho sự kiện lần đầu tiên được tổ chức.

fb yt zl tw