Triển khai chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 326/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Theo đó, Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của tỉnh; xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý các thông tin gây hại tới không gian mạng trên địa bàn tỉnh; hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các sở, ban ngành, cơ quan nhà nước từ tỉnh đến xã, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân thành lập một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng; bảo vệ kết cấu hạ tầng không gian mạng và các hệ thống thông tin quan trọng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

z4584294487399_110ec4542b30355063c3d82ac5186bae.jpg
Hằng năm, Lào Cai tổ chức diễn tập đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cán bộ các sở, ngành, cơ quan nhà nước.

Đến năm 2030: Duy trì và nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của tỉnh, góp phần nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu; xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng với sự tham gia tích cực, đông đảo của quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh; củng cố, tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Phấn đấu 80 - 90% người sử dụng internet có cơ hội tiếp cận các hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, Chiến lược đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước; hoàn thiện hành lang pháp lý; bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số và kết cấu hạ tầng không gian mạng; bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước; tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế; đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện.

Trong đó, UBND tỉnh giao Tiểu ban an toàn, an ninh mạng của tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thống nhất việc tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao về an ninh mạng; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp trong quá triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về an ninh mạng của kế hoạch. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về an toàn thông tin mạng của kế hoạch.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá đối với các doanh nghiệp quản lý hạ tầng số, cung cấp dịch vụ nền tảng số trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin tới toàn thể người sử dụng Internet trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

fbytzltw