Trao gửi yêu thương, tiếp sức cho bà con vùng cao

Chương trình “Sống sau lũ” không chỉ là hành động cứu trợ khẩn cấp mà còn là minh chứng cho tinh thần "tương thân tương ái", tình cảm gắn kết giữa Quân đội và Nhân dân, giúp những người dân nghèo vùng cao có thêm niềm tin vào tương lai, vượt qua những khó khăn trước mắt.

Chúng tôi vừa được tham gia đoàn công tác do Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 2 và các cá nhân, tổ chức thiện nguyện đến trao quà tặng nhân dân huyện Bắc Hà và Bát Xát (Lào Cai) trong khuôn khổ Chương trình “Sống sau lũ”. Chứng kiến tình cảm xúc động của bà con khi nhận những phần quà đoàn trao tặng, chúng tôi hiểu thêm ý nghĩa thiết thực, hiệu quả mà chương trình mang lại.

Đoàn công tác trao gà giống tặng bà con xã Nậm Lúc (Bắc Hà, Lào Cai).

Đoàn công tác trao gà giống tặng bà con xã Nậm Lúc (Bắc Hà, Lào Cai).

Theo Trung tá Vương Đình Điệp, cán bộ Ban Thanh niên Quân đội, Chương trình "Sống sau lũ" được phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ người dân chịu thiệt hại nặng nề do bão Yagi (cơn bão số 3, năm 2024) khôi phục lại cuộc sống, sinh hoạt, tạo sinh kế lâu dài, ổn định. Trong chương trình lần này, đoàn mang theo khoảng 64.000 con gà, 20 con lợn, 4 con ngựa, 4 con trâu giống tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, bão lũ của huyện Bắc Hà và Bát Xát. Tất cả con giống đã được tiêm phòng dịch đầy đủ, khi trao tặng bà con, cán bộ trong đoàn đều hướng dẫn kỹ càng cách chăm sóc và nhân giống vật nuôi sao cho khoa học, hiệu quả.

Mặc dù 2 giờ chiều chương trình trao tặng giống vật nuôi mới bắt đầu ở xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà nhưng trước đó khá lâu, khi chúng tôi đến, đã có rất đông bà con ngồi chờ tại sân trụ sở UBND xã.

Sau khi nhận đàn vật nuôi gồm hơn 30 con gà giống từ chương trình, bà Lý Thị Hoa (thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu) phấn khởi cho biết: “Trận bão số 3 vừa rồi, ngôi nhà mới xây của gia đình tôi bị đổ sập. Hiện nay, gia đình đang cố gắng tích cóp để xây dựng lại. Hôm nay, biết tin có đoàn công tác của Ban Thanh niên Quân đội phối hợp với các tổ chức, cá nhân đến tặng quà, chúng tôi phấn khởi lắm, rủ nhau đi từ trưa. Nhận đàn gà giống khỏe mạnh, tôi thật sự rất vui mừng. Tôi sẽ mang về chăm sóc cẩn thận, theo đúng kỹ thuật cán bộ hướng dẫn để đàn vật nuôi sinh sôi nảy nở, giúp kinh tế gia đình phát triển, nâng cao thu nhập. Cảm ơn chương trình nhiều lắm!”.

Đoàn công tác trao gà giống tặng bà con xã Cốc Lầu (Bắc Hà, Lào Cai).

Đoàn công tác trao gà giống tặng bà con xã Cốc Lầu (Bắc Hà, Lào Cai).

Trong chuyến công tác lần này, đoàn còn tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện thiết thực khác như trao 500 suất quà và nấu 500 suất cơm tặng các học sinh tại Trường Tiểu học và THCS xã A Lù, huyện Bát Xát. Những suất cơm đầy đủ dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm được các cháu đón nhận trong niềm thích thú, phấn khởi.

Bữa ăn ấm áp tình người ấy thể hiện tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia của đoàn với các cháu. Nhìn những ánh mắt lấp lánh khi thưởng thức bữa cơm ấm áp, chúng tôi hiểu hơn giá trị tinh thần, sự động viên, khích lệ mà chương trình đem lại.

Thầy Vũ Văn Minh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Những món quà tình cảm mà chương trình trao tặng nhà trường hết sức quý giá, sẽ giúp các học sinh vơi bớt khó khăn về điều kiện học tập. Đồng thời tiếp thêm động lực để thầy trò nhà trường quyết tâm phấn đấu, thi đua vượt qua khó khăn, dạy tốt, học tốt”.

Đoàn công tác trao quà tặng bà con xã Mường Hum (Bát Xát, Lào Cai).

Đoàn công tác trao quà tặng bà con xã Mường Hum (Bát Xát, Lào Cai).

Đi cùng đoàn công tác đến trao quà tặng người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà và Bát Xát, chúng tôi nhận thấy dù bão Yagi đi qua đã gần nửa năm, song những thiệt hại mà nó gây ra vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy, sự quan tâm, sẻ chia của các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức thiện nguyện, trong đó có sự đồng hành của Ban Thanh niên Quân đội và các cơ quan, đơn vị đã mang đến những ý nghĩa rất lớn.

Chương trình “Sống sau lũ” không chỉ là hành động cứu trợ khẩn cấp mà còn là minh chứng cho tinh thần "tương thân tương ái", tình cảm gắn kết giữa Quân đội và nhân dân, giúp những người dân nghèo vùng cao có thêm niềm tin vào tương lai, vượt qua những khó khăn trước mắt.

Chia sẻ của đồng chí Đặng Văn Chinh, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà khiến tôi ấn tượng mãi: “Sau bão Yagi, đời sống người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi rất cần sự chung tay, giúp đỡ của các cấp, tổ chức, cá nhân trên cả nước. Những hoạt động thiện nguyện như Chương trình “Sống sau lũ” vô cùng thiết thực, thể hiện trách nhiệm cao đối với cộng đồng và tinh thần “lá lành đùm lá rách” quý báu của dân tộc ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân chăm sóc, sử dụng hiệu quả nguồn giống vật nuôi được chương trình trao tặng để phát triển kinh tế, sớm ổn định cuộc sống”.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw