Trao giải cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 và ra mắt sách

Ngày 12/7, tại trụ sở Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam (65 Nguyễn Du, Hà Nội), Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết với chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024 và ra mắt sách.

4.jpg
Quang cảnh Lễ trao giải cuộc thi viết "Cha và con gái" năm 2024.

Cuộc thi viết “Cha và con gái” hướng đến mục tiêu đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/12/2021 đề cập đến Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và Quyết định số 2238/QĐ-TTg ban hành ngày 30/12/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Chính thức phát động từ ngày 27/3/2024, sau hơn 2 tháng triển khai cuộc thi lần thứ hai đã nhận được gần 1.000 tác phẩm với đa dạng các thể loại từ tản văn, nhật ký, ghi chép,... của các tác giả ở trong và ngoài nước gửi tham dự với những câu chuyện gần gũi nhưng thiêng liêng về tình cảm cha và con gái.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đánh giá cao Tạp chí Gia đình Việt Nam trong việc tổ chức cuộc thi về chủ đề "Cha và con gái". Đây là hướng đi, cách làm vừa bám sát tôn chỉ mục đích vừa lan tỏa những điều tử tế, tốt đẹp cho cộng đồng.

Theo đó, "Cha và con gái" đã vượt ra ngoài phạm vi của một cuộc thi viết mà trở thành diễn đàn để mọi người bày tỏ tình cảm của mình. Đó lòng hiếu thảo của con gái dành cho cha, sự hy sinh cao cả của cha dành cho con gái. Rất nhiều những câu chuyện đã được chia sẻ không phải chỉ để dành riêng cho người viết, người dự thi mà bạn đọc, công chúng ai cũng có thể thấy một phần cuộc sống của mình trong đó. Và cũng vì vậy, việc xuất bản một ấn phẩm cùng tên cuộc thi cũng là việc làm rất có ý nghĩa.

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi lễ.
Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi lễ.

Đánh giá tổng kết cuộc thi, Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hồ Minh Chiến cho biết, chất lượng và tính hấp dẫn của bài dự thi năm nay cao hơn năm trước. Hầu hết các bài dự thi được tác giả viết bằng câu chuyện thật của chính mình, của gia đình mình, truyền tải nhiều cảm xúc gây xúc động sâu sắc đến người đọc.

Đặc biệt, năm nay, cuộc thi có sự tham dự của nhiều người nổi tiếng, được công chúng yêu mến. Điều này cũng góp phần làm cho cuộc thi viết chủ đề Cha và con gái trở nên hấp dẫn hơn, có sức lan tỏa sâu rộng hơn.

Cuốn sách "Cha và con gái" được ra mắt ngay tại lễ trao giải cuộc thi.
Cuốn sách "Cha và con gái" được ra mắt ngay tại lễ trao giải cuộc thi.

"Trong số các bài dự thi gửi đến, có nhiều tác giả từng dự thi năm ngoái, năm nay tiếp tục hưởng ứng bằng những câu chuyện mới, chia sẻ cảm xúc mới. Có những tác giả trẻ nhưng bài dự thi không đánh máy, không gửi qua thư điện tử mà viết trực tiếp bằng bút mực trên giấy, kèm theo đó là những nét vẽ trang trí cầu kỳ gửi về tòa soạn qua đường bưu điện như là cách để thể hiện tình cảm chân thực với người cha của mình và sự tâm huyết với cuộc thi.

Việc tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 là quyết định đúng đắn mà nói như một bạn đọc là đã tiếp tục chạm đến một miền ký ức riêng, sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua cuộc thi này chúng tôi muốn truyền đi một thông điệp rằng, mỗi chúng ta dù làm gì, ở đâu, với cương vị nào hoàn cảnh nào thì hãy luôn trân quý, gìn giữ tình cảm yêu thương với cha mẹ, với gia đình. Và hãy luôn thể hiện tình yêu thương ấy của mình với cha mẹ bất kỳ lúc nào có thể. Chúng ta có nhiều nơi nhiều chốn để đi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là gia đình" - nhà báo Hồ Minh Chiến nhấn mạnh.

Nhà báo Hồ Minh Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
Nhà báo Hồ Minh Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Với tinh thần làm việc trách nhiệm, công tâm, khách quan, Ban Giám khảo cuộc thi đã lựa chọn các bài dự thi xuất sắc để trao các giải thưởng. Cụ thể, giải Nhất thuộc về tác phẩm "Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian" của PGS.TS Lưu Khánh Thơ (Hà Nội); giải Nhì được trao cho 3 tác phẩm: "Cha tôi, người quan trọng nhất trên con đường nghệ thuật của tôi" của NSND Hoàng Cúc, "Thế giới sách, bố và con" của tác giả Nguyễn Hoài Anh (Singapore) và tác phẩm "Ký ức" của tác giả Đỗ Thị Vân (Thái Bình).

Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giả PGS.TS Lưu Khánh Thơ.
Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giả PGS.TS Lưu Khánh Thơ.

Ban tổ chức cũng trao 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích và 6 giải phụ (Giải thưởng Tạp chí Gia đình Việt Nam). Cũng tại buổi lễ, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã cho ra mắt cuốn sách "Cha và con gái" tập hợp các tác phẩm dự thi xuất sắc. Cuốn sách gồm 390 trang, chia làm 3 phần: phần một: Cha là bầu trời; phần hai: Con là tất cả; phần ba: Gia đình là số 1. Sách được trình bày đẹp, nội dung xúc động, nhân văn sẽ là cuốn cẩm nang trong mỗi gia đình Việt nhằm nuôi dưỡng những tình cảm gia đình đầy nhân văn, ấm áp.

Giới thiệu về cuốn sách "Cha và con gái", nhà thơ Trần Hữu Việt - Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Báo Nhân Dân, thành viên Ban Giám khảo cuộc thi chia sẻ: "Cha tôi có nói: Tình yêu có khi không cần có nhu cầu đáp lại nhưng cần có nhu cầu được biết đến, đó không chỉ là tình yêu nam nữ mà là tình yêu nói chung. Trong quyển sách này đã nói lên tình yêu đó, tình yêu giữa cha và con gái. Đó có thể là tình yêu đã cất giữ một năm, hai năm hay nhiều năm... nhưng tất cả đã được bộc lộ qua những trang viết mà khó có thể nói ra thành lời. Trong cuốn sách, tôi thấy một thế giới vô cùng tình cảm và xứng đáng được lan truyền ở khắp mọi nơi để lan tỏa những thứ tình cảm tốt đẹp đó".

Đặc biệt, Ban tổ chức cuộc thi sẽ trích một phần trong kinh phí phát hành sách và sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm để trao đến các em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo những món quà ý nghĩa thay cho lời động viên gửi đến các em, mong những mầm non tương lai sẽ mạnh mẽ trên con đường chiến đấu bệnh tật để chinh phục ước mơ rộng mở.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw