Trải nghiệm ẩm thực ở Akô Dhông

Cùng với bản sắc văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hữu tình, ẩm thực của đồng bào dân tộc Ê Đê đang trở thành “đặc sản” hút khách.

Một góc buôn Akô Dhông.

Một góc buôn Akô Dhông.

Mùa nào thức nấy, khách thập phương đến Đắk Lắk sẽ không thể quên khoảnh khắc đợi món ăn bên nhà dài. Ðây cũng là cách khách du lịch trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống của địa phương khi đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió.

Akô Dhông - được biết đến là buôn giàu đẹp nhất của cộng đồng người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, tọa lạc tại phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột. Nơi đây hiện có khoảng hơn 33 căn nhà dài và bà con trong buôn vẫn giữ nghề dệt thổ cẩm, đan lát và ủ rượu cần. Từ khi Ako Dhông được công nhận là buôn du lịch cộng đồng, lượng du khách thập phương đặt chân đến đây để tìm hiểu không gian văn hóa ngày càng đông. Đặc biệt, những món ăn truyền thống của người bản địa luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Chị H'Minh tỉ mỉ chuẩn bị món ăn cho khách.

Chị H'Minh tỉ mỉ chuẩn bị món ăn cho khách.

Trong gian bếp của đồng bào người Ê Đê, từ những nguyên liệu dân giã quen thuộc như cà đắng, lá mì, hoa rù rì, bắp chuối, củ nén,... chị H'Minh Byă, chủ một nhà hàng ở buôn Akô Dhông cùng với các thành viên trong gia đình đang tất bật chuẩn bị những món ăn phục vụ đón khách đến dùng cơm trưa. Hôm nay, gia đình chị H'Minh còn đặc biệt chuẩn bị các món ăn được chế biến từ những nguyên liệu được lấy trong tận rẫy sâu ở các thôn, buôn. Chị H'Minh chia sẻ, chị mong muốn du khách đến với Akô Dhông có thể thưởng thức các món ăn của đồng bào Ê Đê và lan tỏa ẩm thực vùng miền.

Ban đầu nhà hàng của chị chỉ phục vụ tiệc theo nhu cầu của khách, tuy nhiên về sau nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức tại chỗ của khách, chị đã mở bán thêm cơm trưa. Khách tới quán rất đông và ngày nào các món ăn cũng được bán hết. Chị H'Minh cho biết thêm: “Ngoài khách du lịch phần đông khách đến nhà hàng dùng bữa là khách tại địa phương và dân văn phòng. Nhất là dịp lễ Tết khách đến rất đông, nhà hàng phải huy động thêm người để kịp phục vụ”.

Những món ăn đậm vị núi rừng là điểm nhấn ấn tượng với du khách.

Những món ăn đậm vị núi rừng là điểm nhấn ấn tượng với du khách.

Được thưởng thức các món ăn của người Ê Đê ở Tây Nguyên, nhiều du khách thích thú và ngợi khen. Chị Trần Ngọc Thúy đến từ Phú Yên cho biết: “Đây là lần đầu tôi được thưởng thức những món ăn của Tây Nguyên. Các món ăn ở đây rất đậm vị và có sức cuốn hút, cảnh quan thiên nhiên và con người rất tuyệt vời, chắc chắn tôi sẽ quay trở lại nơi đây. Tôi cũng sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng đến đây để trải nghiệm ẩm thực nơi này”.

Bên cạnh cảnh quan đẹp và được thưởng thức những món ăn tinh túy, đậm vị thì giá cả các món ăn phục phụ khách ở Akô Dhông cũng rất bình dân, đó cũng là một trong những lý do níu chân du khách đến với buôn du lịch bậc nhất của Tây Nguyên nằm giữa lòng thành phố cà phê Buôn Ma Thuột.

Còn với anh Cao Đức Vinh (trú TP Buôn Ma Thuột), được thưởng thức các món ăn truyền thống ngay tại buôn làng là điều rất tuyệt vời. Anh Vinh là người rất yêu văn hóa Tây Nguyên và mong muốn khám phá, tìm hiểu sâu hơn. Ấm thực là một điểm nhấn không chỉ với anh mà còn nhiều du khách đến từ phương xa. “Tôi mong muốn những địa điểm phục vụ món ăn truyền thống của bà con Tây Nguyên sẽ được nhân rộng để du khách khi đến tham quan có cơ hội trải nghiệm trực tiếp. Đây vừa là điểm nhấn thu hút khách du lịch, vừa tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con” - anh Vinh cho hay.

Có thể nói, bên cạnh không gian văn hóa văn đặc sắc, ẩm thực của người Ê Đê đã trở thành một trong những nét đặc trưng hấp dẫn người dân địa phương và du khách đến với TP Buôn Ma Thuột nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw