Tổng Bí thư Tô Lâm: Bước ngoặt chiến lược, kiến tạo động lực phát triển mới cho toàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Sáng 10/6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại diện lãnh đạo các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại diện lãnh đạo các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế mà 3 tỉnh vẫn còn gặp phải. Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc hợp nhất 3 tỉnh trong giai đoạn hiện nay là một bước ngoặt chiến lược, nhằm kiến tạo động lực phát triển mới cho toàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tổng Bí thư chỉ rõ, về không gian địa lý, việc kết nối 3 tỉnh nằm liền kề nhau, tạo thành một chỉnh thể liên hoàn, kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc rộng lớn, đồng thời có cửa ngõ ra các tỉnh Bắc Trung Bộ qua Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 và đường Hồ Chí Minh. Việc sáp nhập sẽ xóa bỏ ranh giới hành chính cứng, giúp quy hoạch thống nhất hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng giao thương, du lịch, logistics liên vùng.

Nhấn mạnh cơ cấu kinh tế và năng lực sản xuất, mỗi địa phương có một lợi thế khác nhau, không trùng lặp và khi kết hợp sẽ bổ sung cho nhau tạo thành một chuỗi giá trị hoàn chỉnh, Tổng Bí thư gợi mở, về nguồn nhân lực và phân bố dân cư, khi hợp nhất, 3 tỉnh sẽ bổ trợ cho nhau để hình thành cơ cấu lao động đa dạng, cân đối hơn, thúc đẩy phân công lao động nội vùng hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và giảm chênh lệch phát triển giữa các khu vực.

Về văn hóa - xã hội, 3 tỉnh đại diện cho 3 lớp văn hóa đặc trưng của miền Bắc, có thể phát triển mạnh các sản phẩm văn hóa, du lịch, giáo dục bản địa có giá trị, xây dựng thương hiệu vùng di sản sống, trở thành điểm đến hấp dẫn cả về chiều sâu lịch sử lẫn trải nghiệm hiện đại.

Về tổ chức không gian và hạ tầng đô thị, công nghiệp và giao thông, khi sáp nhập, có thể tổ chức lại hệ thống đô thị theo mô hình đa trung tâm, phân tầng chức năng.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và tính bổ trợ lẫn nhau giữa 3 vùng của tỉnh Phú Thọ (mới), Tổng Bí thư đề nghị tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Khẩn trương nhưng chắc chắn hoàn tất việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Việc sáp nhập các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp cần được tiến hành công khai, minh bạch, khách quan và hướng dẫn thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, theo đúng các Nghị quyết, kết luận, hướng dẫn của Trung ương; quan tâm chế độ, chính sách cho cán bộ thuộc diện sắp xếp lại, đặc biệt là những người nghỉ chế độ, chuyển vị trí công tác hoặc đang công tác ở vùng sâu, vùng xa; chú trọng chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận có tư duy đổi mới.

Tổng Bí thư chỉ rõ, cần rà soát lại toàn bộ hiện trạng không gian kinh tế, dân cư, đô thị và ngành nghề, từ đó xác định vai trò động lực và chức năng phân vùng phù hợp. Vĩnh Phúc là cực tăng trưởng công nghiệp, logistics và đô thị hiện đại - động lực chính về thu ngân sách, sản xuất và việc làm. Phú Thọ là trục dịch vụ tổng hợp, trung chuyển hàng hóa, du lịch văn hóa và nông nghiệp đặc sản, kết nối đồng bằng với miền núi. Hòa Bình là vùng kinh tế xanh, du lịch sinh thái, rừng, thủy điện, bản sắc dân tộc, vừa bảo tồn sinh thái, vừa phát triển nghỉ dưỡng chất lượng cao.

Trên nền tảng đó, cần phát triển chuỗi giá trị liên kết nội vùng, hình thành mạng lưới đô thị phân tầng chức năng, với các trung tâm vùng như Vĩnh Yên - Việt Trì - Hòa Bình, gắn kết các cực vệ tinh như Phúc Yên, Thanh Thủy, Lương Sơn, Yên Lạc, Tân Lạc... Tỉnh Phú Thọ mới cần sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể tỉnh, đồng bộ với các chiến lược liên kết Tây Bắc - Hà Nội - Bắc Trung Bộ - hành lang kinh tế Lào - Việt; cần quán triệt tinh thần không đánh đổi môi trường, văn hóa và an sinh để lấy tăng trưởng đơn thuần.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Tổng Bí thư đề nghị, cần hoàn thiện thể chế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập, coi đây là đột phá của mọi đột phá theo tinh thần Nghị quyết 66; đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế gắn với nâng cao nội lực; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chú trọng thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 về phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tổng Bí thư chỉ đạo, cần chuẩn bị thật chu đáo và tổ chức thành công đại hội đảng bộ của tỉnh mới và các cấp trực thuộc, bảo đảm tiến độ, chất lượng và định hướng chính trị đúng đắn. Đây là sự kiện trọng đại, là dấu mốc mở ra giai đoạn phát triển mới cho toàn bộ không gian hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh hợp nhất.

Tổng Bí thư lưu ý, quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội phải gắn chặt với công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, khát vọng cống hiến và quyết tâm đổi mới trong toàn xã hội. Đây là thời điểm đặc biệt để củng cố đoàn kết, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương, chuẩn bị một nền tảng chính trị vững chắc cho bước phát triển mới.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trong suốt quá trình sáp nhập và vận hành bộ máy mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích chính sách một cách rõ ràng, thuyết phục, để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tỉnh mới chủ động đề xuất với Trung ương một số cơ chế, chính sách đặc thù để tận dụng tốt quy mô, vị thế và đặc điểm đa dạng của tỉnh sau hợp nhất, từ đầu tư hạ tầng, chuyển đổi số, phân cấp tài chính - ngân sách, đến đào tạo nhân lực và bảo tồn văn hóa, bản sắc dân tộc.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Chiều 19/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23-QC/TU ngày 24/7/2020 về công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh (Quy chế số 23) và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Ngày 19/6, lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề chủ đề “Báo chí Việt Nam trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Thống nhất phân loại, quản lý sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro

Thống nhất phân loại, quản lý sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro

Luật mới được Quốc hội thông qua quy định, sản phẩm, hàng hóa được phân loại dựa trên mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao), phù hợp thông lệ quốc tế; cảnh báo của tổ chức quốc tế có liên quan đối với sản phẩm, hàng hóa; khả năng quản lý của cơ quan Nhà nước trong từng thời kỳ.

Đại diện tỉnh Vân Nam đón đoàn tại cầu Hồ Kiều

Đoàn đại biểu Lào Cai xuất cảnh tham dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á lần thứ 9

Trưa 18/6, tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn, xuất cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á lần thứ 9, Hội chợ hàng hóa xuất - nhập khẩu Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) lần thứ 29 và Tuần lễ hợp tác các thành phố hữu nghị quốc tế Vân Nam 2025.

Ngày 18/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế xã hội

Ngày 18/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế xã hội

Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 18/6/2025 Quốc hội tiếp tục thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.

Cuộc họp đầu tiên tại xã Gia Phú trong ngày 17.6.2025.

Gia Phú - khởi đầu hợp lực

Sáng 17/6, tại xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, mô hình chính quyền cấp xã mới bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm. Ngay trong ngày đầu tiên, tổ công tác được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho việc hợp nhất đã tổ chức họp, rà soát tiến độ triển khai các nội dung trọng tâm, phân công nhiệm vụ theo lĩnh vực và chuẩn hóa quy trình vận hành.

Ngày đầu vận hành thử nghiệm cấp xã mới

Ngày đầu vận hành thử nghiệm cấp xã mới

Ngày 17/6/2025 đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình đổi mới tổ chức bộ máy hành chính ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai khi đồng loạt 48 xã, phường mới sau sắp xếp bước vào vận hành thử nghiệm, triển khai mô hình tổ chức mới theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn mới.

fb yt zl tw