Tổ chức Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

2.jpg
Đồng bào các dân tộc đón khách tham quan tại Làng trong dịp đầu xuân.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 diễn ra từ ngày 15-24/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Các hoạt động nổi bật gồm chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội; trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.

Dự kiến, tham gia Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 có khoảng hơn 200 đồng bào của 17 dân tộc từ 12 địa phương có đồng bào tham gia hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, cùng đồng bào các địa phương tham dự Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch thiết thực chào mừng 94 năm Ngày Truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11); tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Ngoài ra, còn nhằm lan tỏa, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa 54 dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đồng thời tăng cường liên kết, phối hợp với các địa phương trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc và trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch tại Làng cũng như thu hút du khách đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Tối 19/12, tại Hoàng thành Thăng Long, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề

Thú vui thưởng trà

Thú vui thưởng trà

Thưởng trà là một nét văn hóa đẹp của người Việt và có ở nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ thưởng thức chén trà ngon, người uống trà còn có dịp chuyện trò, giãi bày tâm sự, thêm gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Gần đây các tác giả, họa sĩ truyện tranh của Việt Nam đã đa dạng hóa đề tài, cách thể hiện, từ đó thu hút được nhiều hơn đối tượng độc giả. Cùng với đó, ngày càng nhiều giải thưởng truyện tranh trong và ngoài nước được mở ra với quy mô lớn, cũng tạo điều kiện cho họa sĩ trẻ thể hiện tài năng…

fb yt zl tw