Tổ chức hoạt động hè cho học sinh, sinh viên thiết thực, hiệu quả

Theo khung kế hoạch, thời gian năm học 2023 - 2024 sẽ kết thúc trước ngày 31/5. Như vậy, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ hè bắt đầu từ tháng 6. Đây là thời gian để học sinh được ra ngoài hoạt động, tham gia các môn thể thao để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần sau một năm học.

Nghỉ hè cũng tạo cơ hội để học sinh tham gia các hoạt động tương tác xã hội, tương tác gia đình, tăng cường kỹ năng sống; vừa củng cố các mối quan hệ xã hội, vừa rèn luyện hành vi ứng xử và trí tuệ, cảm xúc trong những tình huống của cuộc sống. Đặc biệt, thời gian nghỉ hè sẽ tạo cơ hội cho các thành viên gia đình gần nhau, tương tác chất lượng hơn, cha mẹ chú ý nhiều hơn đến những điểm mạnh của con. Đây cũng là thời gian học sinh tránh thời tiết nắng nóng, ảnh hưởng sức khỏe, học tập.

Sinh viên tình nguyện trong khuôn khổ chương trình "Tiếp sức mùa thi" năm 2023.

Sinh viên tình nguyện trong khuôn khổ chương trình "Tiếp sức mùa thi" năm 2023.

Tuy nhiên, dịp nghỉ hè cũng là thời điểm mang đến nhiều lo lắng, băn khoăn cho các nhà trường, phụ huynh và trong xã hội về việc làm thế nào để tổ chức hoạt động hè ý nghĩa, phòng chống tai nạn thương tích cho các em. Thực tế, nhiều năm qua, tình trạng học sinh nghỉ hè “quên” kiến thức học tập do mải chơi; gặp tai nạn thương tích, bị đuối nước, thậm chí mắc phải tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong dịp hè đã xảy ra. Mặt khác, nhiều gia đình, nhất là tại khu vực thành phố hay gia đình công nhân các khu công nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc quản lý trẻ trong dịp nghỉ hè.

Vì vậy, việc tổ chức tốt các hoạt động, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên, tạo những không gian, sân chơi lành mạnh, bổ ích trong dịp hè là rất cần thiết. Thời gian qua, ngành giáo dục cũng triển khai nhiều giải pháp, phối hợp thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả việc quản lý, chăm sóc học sinh, sinh viên dịp hè. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương tăng cường quản lý, tiếp nhận, bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương và tổ chức các hoạt động giáo dục, thể dục-thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh cho các em tại nơi cư trú.

Trong quá trình học sinh nghỉ hè, các trường thông qua điện thoại, email hoặc các trang mạng xã hội như zalo, facebook... thường xuyên tuyên truyền để các em không tắm tại ao, hồ, sông, suối, hố công trình, những nơi có biển cảnh báo nguy hiểm; thực hiện nghiêm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; giáo dục ý thức, hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông. Đồng thời, các trường phổ biến tới cha mẹ kế hoạch hoạt động của nhà trường; phối hợp với chính quyền, các tổ chức ở địa phương tạo sân chơi vui, khỏe, lành mạnh và bổ ích cho học sinh. Trường học thực hiện mở cổng trường sử dụng thư viện, phòng tin học, khu tập luyện thể thao, bể bơi, tổ chức các câu lạc bộ rèn kỹ năng sống; phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường… cho học sinh.

Mặc dù có nhiều giải pháp nhưng nếu chỉ riêng ngành giáo dục triển khai các hoạt động hè là chưa đủ. Vì vậy, các bậc cha, mẹ học sinh cần nêu cao trách nhiệm, phối hợp nhà trường, chính quyền, đoàn thể địa phương trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, cần có sự chủ động phối hợp và vào cuộc tích cực của chính quyền, các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong tổ chức các hoạt động hè vui tươi, lành mạnh, thu hút học sinh tham gia. Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, chương trình tiếp sức mùa thi, vệ sinh môi trường, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng và các hoạt động ý nghĩa khác bảo đảm đúng nội dung, mục đích và tuyệt đối an toàn nhằm giúp học sinh, sinh viên có kỳ nghỉ hè thật sự an toàn, ý nghĩa.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

fb yt zl tw