Tính thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp!

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế được tính trực tiếp trên thu nhập của người lao động, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Theo quy định hiện hành, mức khởi điểm của đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ này được áp dụng từ năm 2020, trong khi từ đó đến nay, nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng rất nhanh, thậm chí có mặt hàng còn tăng nhanh hơn thu nhập của người lao động.

Những quy định hiện hành về thuế TNCN đang khiến nhiều người băn khoăn, nhất là khi mức lương cơ sở vừa mới tăng 30% từ ngày 1-7. Với thu nhập tăng thêm này, sẽ có thêm nhiều người phải nộp thuế TNCN, nhưng việc nộp thuế không còn là niềm vui được tham gia đóng góp một phần vào ngân sách quốc gia mà thay vào đó là phải chấp hành!

Những quy định hiện hành về thuế thuế thu nhập cá nhân đang khiến nhiều người băn khoăn, nhất là khi mức lương cơ sở vừa mới tăng 30% từ ngày 1-7.

Những quy định hiện hành về thuế thuế thu nhập cá nhân đang khiến nhiều người băn khoăn, nhất là khi mức lương cơ sở vừa mới tăng 30% từ ngày 1-7.

Có thể thấy, những quy định về nộp thuế TNCN như trên chưa phản ánh đúng thực chất về chất lượng cuộc sống hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn. Làm phép tính đơn giản với một gia đình mà cả vợ và chồng đều là những người làm công ăn lương, có hai con nhỏ, sinh sống ở thành phố, chắc chắn chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi con sẽ chiếm phần lớn nguồn thu nhập của gia đình.

Chưa kể, nếu phải thuê nhà và các khoản chi phí phát sinh đột xuất, như ốm đau, bệnh tật... thì gia đình đó sẽ luôn trong tình trạng “thắt lưng buộc bụng”, thậm chí là “giật gấu vá vai”, chi tiêu eo hẹp. Nhưng với mức khởi điểm nộp thuế và mức giảm trừ như hiện nay, rất có thể họ vẫn trong diện phải nộp thuế TNCN...

Xét cho cùng, thuế TNCN chỉ thực sự có ý nghĩa khi không làm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người nộp thuế. Hay nói cách khác, người nộp thuế trước tiên phải được thỏa mãn về mức độ thụ hưởng, có “cơm ngon, áo đẹp” và cảm thấy vui vẻ với phần thu nhập nộp về ngân sách nhà nước. Với nhiều người làm công ăn lương, dù mức lương cơ sở đã được tăng thêm 30%, nhưng vẫn chỉ đạt mức thu nhập trung bình, nếu khéo chi tiêu, “co kéo” thì mới đáp ứng được mức sống trung bình ở các thành phố lớn. Rõ ràng, khi họ còn đang phải nghĩ chuyện “cơm áo”, nhưng vẫn trong diện nộp thuế TNCN thì đương nhiên sẽ thêm một gánh nặng và việc tăng lương sẽ giảm đi phần nào ý nghĩa.

Bởi vậy, cần sớm thay đổi cách tiếp cận khi tính thuế TNCN, không thể chỉ căn cứ vào tiền lương, thu nhập để đưa ra mức khởi điểm nộp thuế TNCN và mức giảm trừ. Quan trọng hơn là phải tính đến những yếu tố về chất lượng cuộc sống, chi phí sinh hoạt giữa các vùng, miền, khu vực... để có cách tính phù hợp.

Báo Quân đội Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Với sự vào cuộc kịp thời của các các cấp chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, công tác tìm kiếm nạn nhân và khắc phục hậu quả của trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) tiếp tục được triển khai, chạy đua theo thời gian. 

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Ông Nguyễn Tư Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Đét (Bắc Hà) cho biết: Do ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, tại thôn Nậm Đét (Bắc Hà) xuất hiện vết nứt gãy dài, sâu, nguy cơ sạt lở cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân, nên xã vận động 86 hộ, khoảng 390 khẩu di dời về nơi ở an toàn.

Hơn 4.000 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 4.000 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh, đến 15 giờ ngày 15/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của hơn 4.000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền 69,7 tỷ đồng, trong đó Quỹ Cứu trợ Trung ương ủng hộ 30 tỷ đồng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là 39,7 tỷ đồng.

Đường đi khó có thanh niên

Đường đi khó có thanh niên

Hoàn lưu cơn bão số 3 khiến tỉnh Lào Cai gánh chịu hậu quả nặng nề về người và của. Đến nay vẫn còn nhiều thôn bản bị cô lập, giao thông chia cắt. Để nhu yếu phẩm đến tay người dân vùng lũ những ngày qua cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, trong đó xung kích là lực lượng đoàn viên, thanh niên tại chỗ và từ các đội hình tình nguyện. Thanh niên tình nguyện đi bộ cả quãng đường hơn chục km, đeo trên vai bọc hàng mấy chục kg trao tận tay đồng bào vùng lũ.

Quyết tâm thông tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai: Mệnh lệnh từ trái tim

Quyết tâm thông tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai: Mệnh lệnh từ trái tim

Chạy đua từng phút với thời gian, huy động toàn bộ nhân lực, vật lực để thông đường sắt Yên Viên - Lào Cai không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc với ngành đường sắt. Hơn hết, đó còn là mệnh lệnh của trái tim, nhằm mở tuyến huyết mạch, đưa hàng hóa hỗ trợ lên với đồng bào đang gặp nạn tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai.

Nỗ lực tìm kiếm 26 người mất tích do ảnh hưởng của bão số 3

Nỗ lực tìm kiếm 26 người mất tích do ảnh hưởng của bão số 3

Số liệu thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, mưa lũ gây ảnh hưởng đến 234 người, trong đó có 125 người chết (thị xã Sa Pa 9, huyện Văn Bàn 2, Bắc Hà 24, Si Ma Cai 7, Bát Xát 15, Bảo Yên 68), 83 người bị thương và hiện còn 26 người bị mất tích (Bát Xát 2, Bắc Hà 10, Bảo Yên 14).

Người dân vùng thiên tai Bắc Hà mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân

Người dân vùng thiên tai Bắc Hà mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân

Những ngày qua, cùng với dồn sức cho việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 và nước sông Chảy dâng cao, huyện Bắc Hà đã tiếp nhận được nhiều sự hỗ trợ bằng vật chất và tinh thần từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện nhân đạo trên cả nước.

Để tiếng kẻng báo động vang và xa hơn

Để tiếng kẻng báo động vang và xa hơn

Trước nguy cơ sạt lở đất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) đã có sáng kiến tận dụng vật liệu (bình gas) tại chỗ để làm kẻng báo động thay cho mõ làm bằng gỗ.

Miễn thu phí đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ thiệt hại do bão Yagi

Miễn thu phí đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ thiệt hại do bão Yagi

Theo đề nghị của Cục đường bộ Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa hỗ trợ thiệt hại do cơn bão số 3 khi đi qua các trạm thu phí đối với 4 dự án đường cao tốc đang khai thác do VEC làm chủ đầu tư gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Cảnh báo sạt lở lớn khu vực thác bản Chùn, xã Bảo Hà (Bảo Yên)

Cảnh báo sạt lở lớn khu vực thác bản Chùn, xã Bảo Hà (Bảo Yên)

Theo thông tin từ UBND xã Bảo Hà, vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 15/9, xã nhận được tin báo của người dân về việc có hiện tượng sạt lở ở dãy núi trên đỉnh thác bản Chùn, khu vực giáp ranh với bản Bông 1 - 2. UBND xã đã cử cán bộ đi kiểm tra khu vực thác Bản Chùn và phát hiện đường nứt kéo dài gần 70m ở trên đỉnh núi nguy cơ sạt lở rất cao.

fbytzltw