Tính tất yếu xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Đạo đức là yếu tố quan trọng cấu thành nền tảng tinh thần xã hội, là một trong những tiêu chí phản ánh sự tiến bộ, văn minh của chế độ xã hội, đồng thời tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mặc dù trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp, song đồng thời có tính dân tộc và tính nhân loại. Đạo đức của giai cấp tiến bộ, cách mạng thường đại diện cho đạo đức của dân tộc và nhân loại nói chung trong mỗi thời đại lịch sử cụ thể.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo, uy tín của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ, sự nêu gương về đạo đức và phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Vì thế, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, khẳng định cơ đồ, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ta.

Ở mỗi giai đoạn của sự nghiệp cách mạng, yêu cầu về phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên mang những nét đặc thù riêng, gắn với nhiệm vụ cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tiếp tục nêu cao đạo đức cách mạng, thực sự tiên phong, gương mẫu bởi “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (1).

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là những phẩm chất tiêu biểu, đặc trưng, ở mức cao hơn đại chúng, đồng thời đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc, tốt hơn so với những người không phải cán bộ, đảng viên.

Những năm qua, việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên được Đảng ta đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các ban, bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương cũng đã tiến hành xây dựng, công bố, tổ chức thực hiện các chuẩn mực về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử... gắn với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Thực tế cho thấy, tuy đã có nhiều quy định về chuẩn mực đạo đức ở các cấp độ khác nhau, song còn khá dàn trải, đôi khi chồng chéo, khó nhớ, khó kiểm tra, đánh giá và cũng chưa có sự nhất quán, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, gây nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

Mặc dù trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp, song đồng thời có tính dân tộc và tính nhân loại. Đạo đức của giai cấp tiến bộ, cách mạng thường đại diện cho đạo đức của dân tộc và nhân loại nói chung trong mỗi thời đại lịch sử cụ thể.

Việc xây dựng, ban hành hệ chuẩn mực đạo đức cách mạng đảm bảo tính đồng bộ, dễ nhớ, dễ thực hiện, làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện ở tất cả các ban, bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong bối cảnh mới là điều có ý nghĩa thiết thực, xuất phát từ những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, xuất phát từ yêu cầu tự tu dưỡng đạo đức cá nhân, hoàn thiện tư cách người cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân trong giai đoạn mới.

Trước thực trạng đạo đức xã hội diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự tự rèn luyện bản thân có phần bị xem nhẹ thì vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân theo những chuẩn mực đạo đức cách mạng đang đặt ra như một yêu cầu bức thiết đối với cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay.

Mỗi cán bộ, đảng viên thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng sẽ có dũng khí vượt qua thách thức của cuộc sống để cống hiến; gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, không rụt rè, lùi bước, gặp thuận lợi và thành công vẫn khiêm nhường, không sa vào hưởng thụ, quan liêu, kiêu ngạo, hủ hóa. Mặt khác, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc rèn luyện, tu dưỡng theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng có ảnh hưởng tích cực, to lớn đến quần chúng nhân dân; ngược lại, sẽ có ảnh hưởng tiêu cực và để lại những hậu quả không nhỏ, bởi “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng không chỉ là căn cứ để cán bộ, đảng viên rèn luyện, tự điều chỉnh nhận thức và hành vi ứng xử trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Đó còn là cơ sở cho việc giáo dục đạo đức cách mạng, hình thành đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài, đủ uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Vì thế, Văn kiện Đại hội XIII xác định: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày” (2).

Hai là, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời làm căn cứ cho việc đánh giá cán bộ, đảng viên; ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; qua đó góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Những năm qua, công tác xây dựng Đảng về đạo đức có nhiều chuyển biến tích cực, được nhân dân đồng tình, tin tưởng. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương có những quy định riêng về các chuẩn mực đạo đức gắn với đặc điểm, nhiệm vụ cụ thể, làm căn cứ cho việc rèn luyện, phấn đấu và đánh giá, quản lý cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, “công tác xây dựng Đảng về đạo đức vẫn còn có những hạn chế”; “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp” (3). Hiệu quả thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa cao, chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng.

Điều đó đòi hỏi phải xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng thống nhất, phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới để từng cán bộ, đảng viên định hình mục tiêu rèn luyện, phấn đấu, đồng thời là căn cứ để các cấp ủy Đảng đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đảng viên một cách hiệu quả, thiết thực.

Mặt khác, xây dựng được các chuẩn mực đạo đức cách mạng và qua sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ đảng viên sẽ không ngừng lan tỏa các chuẩn mực đạo đức ấy trong toàn xã hội, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của người cán bộ cách mạng trong điều kiện mới; là cơ sở để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua tấm gương điển hình của mỗi cán bộ, đảng viên.

Ba là, xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đạo đức và pháp luật hỗ trợ nhau để hướng con người và xã hội đến cái đúng đắn, tốt đẹp. Nếu thiếu đạo đức thì ngay trong công tác xây dựng pháp luật, hiệu quả sẽ không cao, chất lượng của các đạo luật cũng sẽ hạn chế, tính nhân văn của pháp luật dưới chế độ mới không được bảo đảm. Đồng thời, có pháp luật nhưng không có đạo đức, người ta sẽ tìm cách lách luật, thậm chí cố tình vi phạm, bất chấp pháp luật. Do đó, đạo đức có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của pháp luật, góp phần hiện thực hóa pháp luật trong cuộc sống.

Mặt khác, pháp luật cũng chỉ quy định và bao quát trong một giới hạn, một phạm vi nhất định nào đó mà không thể vươn tới mọi phương diện và mọi quan hệ vốn rất đa dạng và phức tạp của cuộc sống. Vì thế, đạo đức góp phần hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật khi hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, hoàn thiện; nó góp phần điều chỉnh những lĩnh vực, những mối quan hệ mà pháp luật không hoặc chưa vươn tới. Do đó, nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật nhưng không xem nhẹ, coi thường đạo đức.

Mỗi cán bộ, đảng viên thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng sẽ có dũng khí vượt qua thách thức của cuộc sống để cống hiến; gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, không rụt rè, lùi bước, gặp thuận lợi và thành công vẫn khiêm nhường, không sa vào hưởng thụ, quan liêu, kiêu ngạo, hủ hóa.

Trước thực tế “Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội... Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”(4) thì việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng và giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng sẽ có ý nghĩa thiết thực, khơi dậy lòng tự trọng, thức tỉnh lương tâm và danh dự cá nhân, góp phần ngăn ngừa, hạn chế và từng bước đẩy lùi nguy cơ tham nhũng, tiêu cực, xây dựng môi trường lành mạnh, vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu định hướng hình thành nền đạo đức mới trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập quốc tế, góp phần khắc phục những hiện tượng lệch chuẩn, vô chuẩn về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện, với tất cả sự đa dạng, đầy mâu thuẫn của nó tác động sâu sắc đến đạo đức con người Việt Nam nói chung, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng. Nó vừa tạo tiền đề cho sự hình thành các chuẩn mực đạo đức mới, song mặt khác, những yếu tố nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng nuôi dưỡng và cổ vũ cho những nhận thức và hành vi lệch chuẩn, vô chuẩn về đạo đức.

Tình hình trên đặt ra nhiệm vụ bức thiết về việc phải sớm xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong bối cảnh mới.

Trên cơ sở thống nhất nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ, đảng viên về chuẩn mực đạo đức cách mạng sẽ đẩy lùi những nhận thức sai trái, vô chuẩn, lệch chuẩn khiến cho một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của Đảng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, qua đó góp phần khơi dậy ý thức tự giác nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vừa chứa đựng những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được sàng lọc, kiểm chứng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước; vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa đạo đức của thời đại gắn với nhu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kỳ mới.

Theo đó, những chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay phải xoay quanh những chuẩn mực cốt lõi: Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân; nhân, nghĩa, trí, dũng; cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư; đoàn kết, trách nhiệm; dân chủ, kỷ cương; tiên phong, gương mẫu.

Những chuẩn mực trên không biệt lập mà có mối quan hệ biện chứng, gắn kết thành một thể thống nhất, tạo nên hệ chuẩn mực đạo đức cách mạng, tiêu biểu cho tư cách của người cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở của hệ chuẩn mực đó, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với từng đối tượng và yêu cầu, nhiệm vụ, công việc cụ thể.

Mặt khác, hệ chuẩn mực đó cũng không đóng kín, bất biến mà đòi hỏi phải không ngừng được bổ sung thêm những chuẩn mực và nội dung mới, với sức sống mới, gắn với yêu cầu của đất nước và thời đại trong từng giai đoạn cụ thể.

--------

(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

(2), (3), (4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H.2021.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Lào Cai lan tỏa tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Tuổi trẻ Lào Cai lan tỏa tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Ở thời chiến hay thời bình, xung kích, tình nguyện đã trở thành phẩm chất tốt đẹp, được trao truyền từ thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác, là điểm tựa vững chắc, đoàn kết, tập hợp thanh niên. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã sôi nổi triển khai phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng Nhân dân. 

Ông “vua sâm đất” ở làng Hà Nhì

Ông “vua sâm đất” ở làng Hà Nhì

Trong các thôn, bản của xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát), Lao Chải là thôn xa nhất, cách trung tâm xã 20 cây số. Lao Chải cũng là thôn có đa số người Hà Nhì sinh sống. Đến đây, hỏi già làng Lý Giá Xe thì ai cũng biết, năm nay bước sang tuổi 62 nhưng già làng vẫn là tấm gương sáng về tinh thần hăng say lao động, tích cực phát triển kinh tế gia đình.

Lan tỏa tinh thần thi đua lao động, sáng tạo

Lan tỏa tinh thần thi đua lao động, sáng tạo

Với chủ đề “Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - hành động - phát triển”, phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo đảm quốc phòng - an ninh đã được triển khai ở khắp các cơ quan, đơn vị, địa phương, từ đó nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, tập thể điển hình tiên tiến. Tại Hội nghị triển khai công tác thi đua - khen thưởng năm 2024, các đại biểu đã tham luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả tạo nên thành công.

“Cháy” hết mình với phong trào đoàn

“Cháy” hết mình với phong trào đoàn

Nhiệt tình, trách nhiệm và luôn “cháy” hết mình với phong trào. Đó là những lời nhận xét mà đoàn viên, thanh niên dành cho chị Vũ Thị Minh Thùy, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Thượng (huyện Văn Bàn). Với vai trò là “thủ lĩnh” thanh niên, thời gian qua, chị Minh Thùy đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho phong trào đoàn ở địa phương.

Thầy thuốc ưu tú nặng lòng với bệnh nhân ung thư

Thầy thuốc ưu tú nặng lòng với bệnh nhân ung thư

Vững chuyên môn, luôn hoàn thành tốt công việc được giao, giản dị trong cuộc sống, gần gũi với đồng nghiệp, hết lòng, tận tụy với người bệnh. Đặc biệt, luôn day dứt, trăn trở, nỗ lực, trách nhiệm với những bệnh nhân ung thư. Đó là những lời ca ngợi về Thầy thuốc ưu tú - bác sỹ CKII, Thạc sỹ Tô Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Tiết kiệm theo gương Bác

Tiết kiệm theo gương Bác

Những năm qua, Hội Phụ nữ xã Khánh Yên Hạ (Văn Bàn) đã triển khai hiệu quả mô hình “Tổ tiết kiệm theo gương Bác”, thu hút cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia, qua đó giúp đỡ nhiều hội viên vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Chỉ huy trưởng quân sự tích cực học và làm theo Bác

Chỉ huy trưởng quân sự tích cực học và làm theo Bác

Với 7 năm công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự xã Quang Kim (huyện Bát Xát) thì có tới 6 năm làm Chỉ huy trưởng, anh Vương Xuân Nhất luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ, đó là gắn bó và giúp Nhân dân từ những việc nhỏ nhất. Những việc làm của anh đã tạo được lòng tin của người dân và được Đảng ủy, chính quyền địa phương ghi nhận.

Cựu chiến binh Bát Xát học và làm theo Bác

Cựu chiến binh Bát Xát học và làm theo Bác

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, các cấp hội cựu chiến binh huyện Bát Xát đã thực hiện tốt Kết luận số 01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Con nuôi của thôn người Dao

Con nuôi của thôn người Dao

Trong ngôi nhà xây khang trang nhất nhì thôn Sùng Bang, xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát), hương thảo quả bốc lên thơm nồng, chúng tôi được nghe câu chuyện về nông dân Tẩn Sành Tịnh - con nuôi của thôn người Dao - như câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Cán bộ phụ nữ người Mông tiêu biểu

Cán bộ phụ nữ người Mông tiêu biểu

14 năm gắn bó với công tác hội phụ nữ cơ sở, chị Giàng Thị Sáng (sinh năm 1990, dân tộc Mông), Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quan Hồ Thẩn (huyện Si Ma Cai) luôn nhiệt tình và tận tâm với công việc.

Chủ tịch mặt trận người Mông được dân tin yêu

Chủ tịch mặt trận người Mông được dân tin yêu

Đến xã Thượng Hà (huyện Bảo Yên), hỏi anh Thào Seo Pao, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã thì bà con đều biết. Là người Mông, trưởng thành từ thôn, với tinh thần vượt khó, nỗ lực học tập, anh Thào Seo Pao trở thành đảng viên gương mẫu, có nhiều đóng góp trong cải tạo tập quán lạc hậu, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

fb yt zl tw