Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Các bạn trẻ thích thú với những sản phẩm thủ công độc đáo. Ảnh: P.Sỹ.
Các bạn trẻ thích thú với những sản phẩm thủ công độc đáo. Ảnh: P.Sỹ.

Sự kiện nhằm tôn vinh và giới thiệu giá trị truyền thống của các làng nghề Việt Nam, đồng thời khẳng định sự sáng tạo và tài hoa của các nghệ nhân.

Chương trình “Quà tặng của nhân gian” quy tụ 12 nghệ nhân của 7 làng nghề đến từ nhiều nơi như: Làng cói Kim Sơn (Ninh Bình); Làng đũi Nam Cao (Thái Bình); Tơ lụa Bảo Lộc; Thổ cẩm Zèng - A Lưới (TP Huế); Dệt thổ cẩm tại Sa Thầy (Kon Tum); Nghề đan lát làng Kon Chênh - Măng Đen (Kon Tum)…

Sáng 3/1, tại không gian của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhiều sản phẩm truyền thống thủ công được các nghệ nhân thực hiện đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Đến từ huyện Kon Plông (Kon Tum), nghệ nhân ưu tú A Lễ giới thiệu tới du khách về nghề đan tre truyền thống lâu đời của quê hương. “Đến với Thủ đô lần này, tôi mong muốn được giới thiệu tinh hoa làng nghề của mình cũng như học hỏi từ các nghệ nhân trên mọi miền Tổ quốc để về phát triển nghề đan tre cho quê hương” - nghệ nhân A Lễ nói.

Còn nghệ nhân Đỗ Thị Sáng đến từ làng cói Kim Sơn (Ninh Bình) cho biết: Chiếu cói là sản phẩm tiêu biểu nhất, gắn liền với lịch sử lâu đời của làng nghề. Ngoài chiếu cói, các sản phẩm khác như giỏ đựng, khay, nón và đồ trang trí gia dụng cũng được làm thủ công tỉ mỉ, thể hiện sự khéo léo và sáng tạo. Những sản phẩm này không chỉ góp phần tô điểm cho không gian sống mà còn mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Qua mỗi sản phẩm, người ta có thể cảm nhận được sự kết nối sâu sắc giữa con người với văn hóa dân gian.

Tham quan và có những trải nghiệm cùng các nghệ nhân, chị Vũ Thu Huyền (ở Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Các sản phẩm thủ công tuy làm bằng tay nhưng vô cùng tỉ mỉ và chính xác, với vẻ đẹp truyền thống, màu sắc đa dạng. Tôi rất ấn tượng và thán phục sự kiên trì của các nghệ nhân trong việc duy trì nghề truyền thống".

TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, Văn Miếu không chỉ là nơi để khách đến tham quan mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, trong đó có các hoạt động vì cộng đồng. Trung tâm phối hợp với các nhà thiết kế tổ chức chương trình “Quà tặng nhân gian” đầu năm mới với mong muốn mang món quà của các nghệ nhân đến từ nhiều vùng miền của đất nước tới công chúng Thủ đô và khách quốc tế khi đến Hà Nội.

“Các nghệ nhân sẽ thao tác thủ công, trình diễn nhạc cụ dân tộc để quảng bá, giới thiệu những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc mình tới du khách trong và ngoài nước. Đây là hoạt động văn hóa đa màu sắc mở đầu năm mới của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hướng tới tổ chức thường niên vào đầu năm mới để kết nối tinh hoa văn hóa Việt, mở ra không gian trải nghiệm sáng tạo, đậm bản sắc dân tộc” - ông Kiêu nói.

Trong khuôn khổ sự kiện, sẽ biểu diễn 10 bộ sưu tập áo dài và thời trang của các nhà thiết kế Viết Bảo, Minh Hạnh với sản phẩm tơ lụa truyền thống và thổ cẩm các vùng miền. Riêng tối 4/1, chương trình có sự tham gia của NSND Thanh Lam, NSƯT Thùy Anh, ca sĩ Y Nhíp, Khang Ngọc, MC Mạnh Khang cùng 50 người mẫu.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Văn học quảng bá du lịch

Văn học quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch thông qua văn học tuy không phải là hình thức mới, nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, đặc biệt là trong thời đại số. Một tour du lịch theo hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết hoặc thơ ca nổi tiếng, từ đó, du khách không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm văn hóa và lịch sử sâu sắc hơn... là điều hoàn toàn có thể.

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

fb yt zl tw