Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Người dân vùng lũ sẵn sàng về nơi ở mới:

Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Chỉ còn ít ngày nữa, những người dân đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát trong trận lũ quét và sạt lở đất ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng và các địa phương trong tỉnh sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư. Nhiều người bày tỏ cảm xúc của mình, nói rằng cảm giác này như một giấc mơ.

Thật khó để tưởng tượng rằng chỉ cách đây ba tháng, Lào Cai chìm trong mưa lớn, lũ quét và sạt lở, với những con đường lộn xộn và nhà cửa bị vùi lấp. Hôm nay, hàng trăm ngôi nhà mới đã được dựng lên nhờ vào tình người, tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái của rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị thi công.

baolaocai-br_z6126609953541-3337af34101fa47bb4ef228483a5fc32.jpg
Bữa cơm muộn của gia đình ông Lý A Nhè ở khu lánh nạn.

Sương mù bao phủ khu lán tạm cư nơi các hộ dân bị sập nhà cửa ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà) đang sinh hoạt 3 tháng qua. Những đứa trẻ đạp xe, nô đùa trong sân bởi đã quen với cuộc sống mới. 13h, trong căn lều nhỏ, gia đình ông Lý A Nhè mới lục tục dọn bữa cơm trưa. Mâm cơm đủ cả thịt luộc, gà rang, canh cá và rau cải nương, ông Nhè phấn khởi hôm nay có phiên chợ Nậm Lúc nên mua được nhiều đồ ngon.

baolaocai-br_img-3977.jpg
Niềm vui trong căn nhà mới.

Sau vụ sạt lở đất, 12 hộ dân thôn Nậm Tông quần tụ về khu lán tạm này, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng với sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào cả nước, cùng sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, bà con đã dần ổn định cuộc sống. Chỉ còn ít ngày nữa, khu lán tạm cư này sẽ chỉ còn là kỷ niệm khi các căn nhà trong khu tái thiết đang dần hoàn thiện. Sau khi bốc thăm, chọn vị trí các căn nhà, mấy hôm nay ngày nào bà con cũng lên khu tái định cư tham gia trồng cây, làm vườn rau, dọn dẹp nhà cửa.

Bước vào căn nhà mới còn thơm mùi sơn, vợ chồng anh Lý Seo Khanh và chị Ma Thị Cồng chẳng giấu được niềm vui. Ở xóm cũ gia đình anh cũng dành dụm mãi mới làm được căn nhà nhỏ, chưa ở được bao lâu thì bị đất đá vùi lấp. Hôm vụ sạt lở đất xảy ra, cả nhà chỉ kịp hô hoán nhau chạy chẳng cầm theo được gì. Khi được Nhà nước và các nhà hảo tâm xây dựng nhà cho bà con, anh mừng lắm nhưng không thể hình dung được nhà lại rộng đẹp và đúng ý mình đến thế, khu tái định cư còn có nhà văn hóa và điểm trường cho trẻ nhỏ đi học thì chẳng còn gì mong đợi hơn nữa, thật đúng như giấc mơ.

baolaocai-br_img-4048.jpg
Những căn nhà mới mang theo những hy vọng mới cho bà con nơi đây.

Vừa tham gia dọn dẹp khuôn viên tái định cư, anh Lý Seo Chểnh cùng những người dân trong thôn còn tham gia giúp đội thi công ở khu định cư dựng cột điện hạ thế, vận chuyển vật liệu để phục vụ thi công. Anh Chểnh bảo, mai kia sẽ chặt tre, nứa về quây một góc bên hông nhà làm vườn rau, còn phía trước sẽ trồng cây bóng mát và hoa cho nhà thêm đẹp. Lũ quét lấy đi căn nhà mới và tất cả tài sản nhưng gia đình lại được căn nhà mới này, nếu không được Nhà nước và các nhà hảo tâm hỗ trợ thì chẳng biết bao giờ gia đình mới có nhà ở.

baolaocai-br_z6012068663421-83a0ca749fd1e297f7538391529268b3.jpg
Em bé Kho Vàng, con trai của trưởng thôn Ma Seo Chứ được sinh ra trong thời gian gia đình ở khu lán tạm.

Khu lán tạm Kho Vàng là một dãy nhà bạt, nằm ven sông Chảy, phía sau trụ sở UBND xã Cốc Lầu. Khu vực này vốn là sân vận động của xã, sau khi các hộ dân Kho Vàng lên núi lánh nạn đã được đưa về đây dựng lán tạm và ở đây suốt 3 tháng qua. Chiều muộn ở khu lán tạm, nhiều người dân đi làm nương đã lục tục trở về, khói bếp từ các căn lều tỏa ra ven bờ sông, đồng bào dân tộc Mông vốn quen sống ở trên triền núi cao đã phải làm quen với cảnh sống tạm này 3 tháng qua. Ban ngày, khu lán tạm hầu như vắng bóng người bởi trẻ nhỏ đi học còn người dân thì đi làm nương.

Anh Tráng A Sài cho biết vừa lên thăm khu tái định cư và cùng giúp công nhân sơn sửa căn nhà. Anh bảo, đất ở thôn cũ bị sạt lở hết cả, bây giờ đi tìm vị trí mới dựng nhà cũng khó vì không có tiền mua. Hơn nữa, sau trận mưa lũ vừa qua, bà con sợ lắm, chẳng biết khu nào là không có nguy cơ sạt lở, vì vậy, khi được các cấp, các ngành lo chỗ ở, lo nhà cho dân, bà con biết ơn lắm.

baolaocai-br_img-2522.jpg
Trẻ em Làng Nủ ở khu tái định cư.

Còn ở khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, những ngày qua, hàng ngàn lượt cán bộ từ các cơ quan, đoàn thể huyện Bảo Yên và bà con Nhân dân trên địa bàn đến tham gia trồng cây xanh, làm vườn rau, cải tạo cảnh quan. Những căn nhà sàn được thiết kế theo đúng kiến trúc truyền thống của đồng bào Tày, tựa vào Đồi Sim thơ mộng, hướng ra cánh đồng rộng lớn, dưới chân núi trước mặt, dòng suối đã trong xanh hiền hòa trở lại như vẻ vốn có của nó.

baolaocai-br_img-2369.jpg
Quỹ Kết nối yêu thương - lan tỏa nhân ái và bà con Làng Nủ trồng hoa tại khu tái định cư.

Đồng chí Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh cho biết: Để tái thiết cuộc sống cho Nhân dân tại khu tái định cư Làng Nủ, xã đã kêu gọi cán bộ, công chức và bà con Nhân dân các thôn khác đến dọn vệ sinh nhà ở, nhà văn hóa, trường học, giúp người dân làm vườn rau.

baolaocai-br_img-2504.jpg
Có nơi an cư bà con sẽ yên tâm lao động sản xuất, gây dựng cuộc sống mới.

Bước vào căn nhà mới, Nguyễn Tiến Hùng vẫn thoáng nỗi buồn khi bố mẹ của em đã không còn ở bên. Hùng bảo, em sẽ cố gắng học xong phổ thông rồi học nghề để có thu nhập ổn định, ở nơi xa, em biết bố mẹ sẽ luôn dõi theo em và bà con trong bản, chắc chắn họ sẽ luôn mong muốn những người may mắn ở lại sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Anh Sầm Văn Bóng thì chia sẻ có nhà mới bà con sẽ yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước gây dựng lại cuộc sống. Nỗi mất mát người thân sẽ không gì bù đắp được nhưng mình phải cố gắng sống tốt hơn để không phụ lòng người đã khuất.

baolaocai-br_img-4283.jpg
Công trường khu tái định cư Làng Nủ hối hả thi công những hạng mục cuối cùng.

Những ngày này, trên công trường thi công 3 dự án tái thiết Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng, các đơn vị thi công đang chạy đua với thời gian gấp rút hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để đón bà con về nơi ở mới. Công tác chuẩn bị các điều kiện để tổ chức một lễ khánh thành trang trọng, ý nghĩa cũng đang được tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương lên phương án chu đáo, kỹ lưỡng.

baolaocai-br_img-3746.jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí kiểm tra tiến độ khu tái định cư Kho Vàng.

Cùng với các khu tái định cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng, hàng trăm hộ bị mất nhà ở, thiệt hại do thiên tai trong đợt mưa lũ vừa qua cũng khấp khởi với niềm vui vào nhà mới. Để động viên bà con, tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều đoàn công tác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành sẽ trực tiếp đến thăm, tặng quà, chung vui với bà con.

Niềm vui trong những căn nhà được dựng lên từ hoang tàn đổ nát đến trước thềm bước sang năm mới mở ra hy vọng về một tương lai tương sáng hơn.

baolaocai-br_img-4691.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ khu tái định cư Làng Nủ để chuẩn bị cho lễ khánh thành.

Tại lễ khởi công xây dựng dự án tái thiết thôn Làng Nủ cách đây 3 tháng, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã chia sẻ với bà con: Mọi khó khăn, mọi mất mát to lớn rồi cũng sẽ qua đi và sẽ dành lại tương lai tốt đẹp hơn với mảnh đất này. Với những gia đình bị ảnh hưởng, sẽ có nhiều gia đình không tìm lại những gì mình đã có trong quá khứ nhưng với tình cảm, sự thương yêu, đùm bọc của đồng bào cả nước, chắc chắn chúng ta sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Ngôi Làng Nủ này mất đi do bão lũ, thiên tai thì chúng ta sẽ quyết tâm xây dựng lại một Làng Nủ mới đẹp hơn, đáng sống hơn, an toàn hơn, nghĩa tình hơn.

Cũng như người dân bị thiệt hại do thiên tai ở Làng Nủ, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự yêu thương, đùm bọc của đồng bào cả nước, ở khắp các địa phương trong tỉnh, những căn nhà mới được bàn giao, khánh thành trong dịp này là minh chứng rõ nhất cho truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân tương ái", nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, mọi hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Cuộc sống mới đang dần hồi sinh từ những nơi đau thương nhất, như nhà văn Nguyễn Khải đã viết: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hy sinh, gian khổ".

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw