Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những ngày nước rút trên công trường các dự án tái thiết khu dân cư sau lũ

Những ngày nước rút trên công trường các dự án tái thiết khu dân cư sau lũ

Vượt qua những khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, địa hình thi công phức tạp và sức ép tiến độ rất lớn, với sự chung tay, đồng lòng từ đơn vị thi công đến các cấp chính quyền và đoàn thể, các khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai đang trong những ngày nước rút để khánh thành, đón bà con về nơi ở mới vào ngày 15/12, vượt tiến độ 15 ngày so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Gấp rút thi công

Trên công trường tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, ngày 11/12 (chỉ còn 4 nữa là đến thời điểm khánh thành, bàn giao các căn hộ đón người dân vào nhà mới), trong cái rét căm căm, những người thợ lợp mái, thợ hàn, thợ sơn vẫn đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.

baolaocai-br_img-4207.jpg
Lắp đặt lan can nhà văn hóa cộng đồng khu tái định cư Làng Nủ.

Anh Lý Văn Công (thợ cơ khí đến từ Hà Giang) gần 3 tháng nay từ ngày công trường khởi công vẫn chưa về với gia đình. Trên công trường, mỗi tổ đội được phân công từng căn nhà và từng hạng mục thi công theo hình thức cuốn chiếu, vì vậy, có những ngày để chạy đua tiến độ, anh Công phải làm việc 10 tiếng, tối về nằm nghỉ rệu rã chân tay. Vậy nhưng, chỉ qua một giấc ngủ, hôm sau anh thấy người lại thấy khỏe khoắn và công việc cứ liên tục như thế ngày qua ngày.

Anh Công bảo, công việc vất vả nhưng ai cũng thấy đó là việc phải làm và nên làm, không chỉ vì nhiệm vụ được công ty giao mà vì trách nhiệm. Thật kỳ lạ, công việc vất vả như vậy nhưng anh em ở đây không ai đau ốm, ngày mới lên ai cũng lo thi công ở công trường xa xôi hẻo lánh, mọi điều kiện thiếu thốn sẽ rất khó khăn nhưng mọi người cũng quen dần. Đêm Làng Nủ, không khí trong lành, trong lán trại nghe tiếng nước chảy, tiếng âm thanh côn trùng kêu bình yên lắm, đây thực sự là mảnh đất lành cho bà con tái định cư.

Không chỉ anh Lý Văn Công mà hơn 200 cán bộ, chiến sĩ, công nhân, kỹ sư Binh đoàn 12 và các nhà thầu thi công tham gia dự án xây dựng khu tái thiết Làng Nủ đều bắt tay vào công việc với tâm thế như vậy.

baolaocai-br_img-4247.jpg
Thượng tá Vũ Đình Dũng (áo trắng) trao đổi công việc trên công trường.

Thượng tá Vũ Đình Dũng, Chỉ huy trưởng công trường chia sẻ, đơn vị quyết tâm hoàn thành công trình trước ngày 15/12 nên đã huy động lực lượng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong xây dựng để đẩy nhanh tiến độ thi công. Thượng tá Dũng cho biết, với trách nhiệm của người lính, từ khi nhận nhiệm vụ ở đây hơn 3 tháng, chưa có chiến sĩ nào về thăm gia đình, họ tập trung toàn bộ vào công việc, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống sau mất mát.

Những ngày này, ngoài đội ngũ công nhân, kỹ sư của Binh đoàn 12 còn có cán bộ từ các cơ quan, đoàn thể huyện Bảo Yên và bà con Nhân dân trên địa bàn đến tham gia trồng cây xanh, làm vườn rau, cải tạo cảnh quan, lan tỏa không khí vui tươi, nhộn nhịp khắp công trường.

Chị Ngô Hồng Thắm, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên cho biết: Để tái thiết cuộc sống cho Nhân dân tại khu tái định cư Làng Nủ, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên đã cử lực lượng phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc xã Phúc Khánh hướng dẫn, giúp đỡ người dân làm vườn rau. Đến ngày 10/12, đã hoàn thành 24 vườn rau, mục tiêu sẽ hoàn thành 35 vườn rau tại khu tái định cư trước ngày 15/12.

baolaocai-br_z6035448510836-a0a8cfa5b0b7954580e72fa1733e5acb.jpg
Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên Trần Trọng Thông cho biết, huyện đang chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản chương trình cho lễ khánh thành vào ngày 15/12.

Đồng chí Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết, để đạt và vượt tiến độ đề ra, UBND huyện đã yêu cầu đơn vị thi công tập trung máy móc, nhân lực, tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, tăng thời gian làm việc, đảm bảo trước ngày 15/12 sẽ đón bà con về nhà mới. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành đã được huyện lên kịch bản chi tiết, đảm bảo trang trọng, ý nghĩa. Đây cũng là lời tri ân của Bảo Yên đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà tài trợ đối với đồng bào bị thiên tai.

Ngày đêm trên công trường

12h ngày 11/11, tại khu tái thiết Nậm Tông, một tốp thợ lắp điện vừa hoàn thành thêm một căn nhà; trên mái của nhà văn hóa cộng đồng, một tốp khác vẫn đang miệt mài sửa lại tấm kính chắn gió. Trên tuyến đường nội bộ, tiếng máy xe, tiếng máy vẫn ầm ào, xe chở bê tông tươi vẫn đều đặn vào công trường, tuyến đường nội bộ đang dần được đổ bê tông khép kín, đây sẽ là hạng mục lớn cuối cùng của khu tái thiết.

baolaocai-br_z6109227097842-ec5dfa8c8d7627ecb9ce2cbd65c186e2.jpg
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên công trường thi công khu tái thiết Nậm Tông.

Thiếu tá Phạm Ngọc Hiếu, Chỉ huy trưởng công trường Nậm Tông cho chúng tôi xem hình ảnh 22h ngày 11/12, công trường vẫn sáng ánh điện, những chiếc xe bồn chở bê tông tươi xếp hàng phục vụ đổ bê tông tuyến đường nội bộ.

Thiếu tá Hiếu cho biết, tiến độ ở đây không tính bằng ngày tháng mà tính từng giờ, có nhiều ngày xe trộn bê tông không về kịp khi các hạng mục thi công đồng loạt.

baolaocai-br_dji-0885.jpg
Khu tái thiết Nậm Tông đã hiện hữu.

Khu tái thiết Nậm Tông nằm trên một mỏm đồi cao, lộng gió, những ngày không khí lạnh tràn về cả không gian bao phủ bởi màn sương dày đặc, sương mù dày hóa mưa khiến công trường ngập ngụa bùn đất ảnh hưởng nhiều đến thi công. Vì vậy, ngay từ đầu triển khai thi công, Ban Chỉ huy công trường đã chỉ đạo khẩn trương lên tường, lớp mái các căn nhà để khi gặp trời mưa sẽ thi công các hạng mục trong nhà, còn trời khô ráo tiếp tục thi công các hạng mục ngoại thất và hạ tầng. Dù nắng hay mưa, dù ngày hay đêm, trên không chưa chưa khi nào ngơi tiếng máy. Đến thời điểm này, cơ bản 15 căn nhà đã xây dựng xong, cùng với đó nhà văn hóa cộng đồng và điểm trường mầm non cũng đang hoàn thiện, sẵn sàng đưa vào sử dụng.

baolaocai-br_img-3870.jpg
Cán bộ xã Nậm Lúc trồng cây xanh trong khuôn viên khu tái định cư Nậm Tông.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Lúc Trương Thị Hào cho biết, người dân đều vui vẻ, phấn khởi sau khi bốc thăm nhà mới. Chính quyền địa phương đã giao các ban, ngành, đoàn thể phát động lễ trồng hoa và cây xanh, vận động cán bộ, viên chức tại xã ủng hộ để người dân mua cây xanh, cây cảnh; huy động lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn người dân dọn vệ sinh, trồng cây xanh, làm vườn rau, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp, sớm ổn định cuộc sống tại khu tái định cư mới.

Khu tái thiết Kho Vàng dù khởi công sau nhưng sau hơn hai tháng đã bắt kịp tiến độ đề ra. Trong 3 khu tái định cư thì đây là khu có địa hình phức tạp, thi công khó khăn nhất và khởi công chậm hơn, tuy nhiên, với sự nỗ lực của các nhà thầu là các doanh nghiệp Lào Cai, đến nay, tiến độ đã đảm bảo theo kế hoạch. Những ngày này, các nhà thầu đã tổ chức thi công 3 ca liên tục để gấp rút hoàn thiện tuyến đường giao thông nội bộ và đường kết nối từ khu tái định cư ra Tỉnh lộ 160.

Điều gì làm nên kỳ tích vượt tiến độ

Các dự án được khánh thành và đón người dân vào nhà mới vượt tiến độ 15 ngày so với kế hoạch cho thấy quyết tâm chính trị rất lớn của tỉnh Lào Cai và các đơn vị chịu trách nhiệm thi công, trong đó phải kể đến Binh đoàn 12 - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) và nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đóng góp công sức, trí tuệ, tài trợ cho các dự án. Lời cam kết với Thủ tướng về việc chăm lo, ổn định đời sống cho người dân vùng lũ đã được tỉnh Lào Cai và các đơn vị thi công hoàn thành trọn vẹn.

baolaocai-br_dji-0793.jpg
Một góc khu tái định cư Làng Nủ.

Với những đặc thù của một công trình cấp bách, các dự án xây dựng khu tái thiết được thực hiện theo đồng thời vừa thiết kế vừa thi công, có hạng mục vừa thi công vừa điều chỉnh, một công trình thông thường như vậy mất cả năm để làm quy trình thủ tục nhưng ở đây chỉ mất vài ngày. Điều đó cho thấy tinh thần trách nhiệm phối hợp vì việc chung của các ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh hầu như tuần nào cũng có mặt trên công trường đôn đốc tiến độ và động viên cán bộ, công nhân, người lao động các doanh nghiệp thi công. Lãnh đạo các địa phương, trực tiếp là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên và Bắc Hà cũng thường xuyên có mặt tại công trường trực tiếp tháo gỡ khó khăn ngay tại chân công trình.

baolaocai-br_dji-0782.jpg
Thi công lớp mái nhà văn hóa cộng đồng khu tái định cư Làng Nủ.

Dõi theo các dự án từ ngày khởi công đến ngày hoàn thành, chúng tôi thực sự cảm phục tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị thi công. Mỗi dự án đều có những khó khăn khác nhau, như tại dự án tái thiết Nậm Tông, những ngày đầu thi công khó khăn là giao thông được giải quyết thì những ngày sau thời tiết thực sự là một trở ngại, khi nhiều ngày liền trời mưa mù, độ ẩm cao. Trong khi đó, khu tái định cư Kho Vàng mặc dù diện tích nhỏ hơn nhưng địa hình phức tạp, phải chia thành nhiều mặt bằng, giao thông nội bộ chở vật liệu đến các căn nhà rất vất vả, trong dự án lại có nhiều hạng mục nhỏ đan xen tốn nhân lực, thời gian. Khu tái định cư Làng Nủ, khối lượng lớn nhất, yêu cầu thi công cao cả về kỹ thuật, thẩm mỹ, chất lượng, phương pháp thi công, cũng có những kỹ thuật lần đầu được thử nghiệm tại công trường, nhiều hạng mục vừa thi công vừa điều chỉnh, dự án này cũng nhận được sự kỳ vọng rất lớn.

baolaocai-br_img-4749.jpg
Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Đoàn công tác của tỉnh chụp ảnh lưu niệm tại nhà văn hóa khu tái định cư Làng Nủ.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất và chung nhất với các dự án có lẽ là sức ép tiến độ rất lớn. Nếu như ngày khởi công tiến độ được yêu cầu là trước 31/12, khi mới nhìn vào công việc ngổn ngang trước mắt thì không thể tưởng tượng được công việc lại chạy nhanh đến thế. Vậy mà sau hai tháng thi công, khi phần lớn các căn nhà ở các khu tái định cư được lên tường, lợp mái, lãnh đạo Bộ Quốc phòng tiếp tục rút ngắn thời gian, đưa ra mốc phấn đấu hoàn thành trước 22/12 để thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngay những ngày đầu tháng 12, tiến độ lại được ấn định hoàn thành trước 15/12. Quân lệnh như sơn, các cán bộ, chiến sĩ, công nhân, kỹ sư biết là khó khăn gấp bộ vẫn vui vẻ nhận nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất và thành quả hôm nay thật ngọt ngào.

Dù chưa đến ngày khánh thành nhưng hình ảnh đẹp về các khu tái định cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng đã lan tỏa khắp nơi, những người dân phải chịu nhiều đau thương, mất mát do thiên tai cũng mong ngóng từng ngày để được vào nhà mới. Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng từ những địa danh xa lạ trở thành nơi gặp gỡ của biết bao trái tim nhân ái, nơi lan tỏa của tinh thần sẻ chia, yêu thương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

fb yt zl tw