Tìm lại làng Việt xưa

LCĐT - Cuốn sách “Tìm lại làng Việt xưa” dày 545 trang của tác giả Vũ Duy Mền là công trình nghiên cứu dày dặn và đầy công phu, giúp cho bạn đọc hiểu được giá trị lịch sử của làng Việt xưa. Cuốn sách gồm 4 phần: Phác thảo kinh tế cổ truyền; Làng xã trong lịch sử; Khoán ước, hương ước; Dòng họ, gia phả, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in ấn và phát hành.

Với nhiều người khi trưởng thành xa quê, sinh sống nơi đô thị, thì làng quê chỉ còn trong ký ức, hoài niệm. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình và những sinh hoạt của cộng đồng làng cũng biến chuyển. Những biến thiên của thời gian, thăng trầm của cuộc sống, sự đổi thay của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đã khiến cho con người ta trong cuộc sống hiện đại khó nhận diện về làng Việt xưa.

Mặc dù, ở nhiều địa phương đã quan tâm bảo tồn các ngôi làng cổ để giữ gìn bản sắc văn hoá hoặc phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, cũng chỉ bảo tồn được một số công trình kiến trúc của làng như đình làng, cổng làng, giếng làng… Trước yêu cầu của cuộc sống hiện đại, thiết chế xã hội làng xã xưa không còn phù hợp, đã được thay thế bằng thiết chế mới.

Sự đô thị hóa với tốc độ nhanh, nên hình ảnh về làng quê Việt Nam được hiện lên trong các trang sách, thước phim, hình ảnh, thậm chí là cả tranh vẽ… bởi không ít ngôi làng đã “lên phố”, nên dấu ấn về làng Việt xưa mờ phai dần trong cuộc sống hôm nay. Vì thế, cuốn sách “Tìm lại làng Việt xưa” cho chúng ta một lượng kiến thức nhất định để có thể phần nào hình dung ra đặc trưng của làng Việt xưa.

Theo tác giả Vũ Duy Mền bộc bạch ở phần giới thiệu sách “Tuổi thơ tôi không được sống trọn ở làng mà chỉ được nghe kể lại, nên hình ảnh làng quê cũ hiện lên chập chờn trong ký ức. Làng tôi cũng có cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, bia đá, khánh đá, chuông đồng và hội làng vào mùa Xuân tưng bừng giống như làng quê khác…”.

Giờ đây, mặc dù đã mấy chục năm ra sống ở chốn đô thị phồn hoa rồi, nhưng làng quê vẫn luôn ở trong ông. Quá trình công tác ở Viện Sử học càng cho tác giả Vũ Duy Mền thêm cơ duyên để sưu tầm, ghi chép sau mỗi chuyến điền dã… để ông cũng như nhiều độc giả có một hành trình tìm lại dấu ấn của làng Việt xưa đầy thú vị.

Là cuốn sách mang đậm chất khảo cứu, thiên về lịch sử nên các ghi chép đều được tác giả giải thích, phân tích, kèm theo những dẫn chứng, minh hoạ rõ nét, có cả những chú giải bằng chữ Hán Việt đi kèm. Bạn là người yêu những bình dị thân thương về làng quê Việt Nam, muốn tìm về nguồn cội, thì hãy dành một khoảng thời gian thư thái tìm đọc cuốn sách “Tìm lại làng Việt xưa”, để lắng đọng tâm hồn mình, trong góc độ nào đó, để hiểu được những giá trị cốt lõi của di sản làng Việt mà cha ông ta để lại cho đời sau…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw